Đánh thức tinh thần sáng tạo của người Hà Nội
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra ấn tượng, với từng góc nhỏ, từng hoạt động đều thể hiện tinh thần và sức sáng tạo đang thăng hoa trong những ý tưởng và xúc cảm. Nhiều thế hệ nghệ sĩ đã mang đến những màn trình diễn thể hiện sự đối thoại giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại.
Trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO sau gần 5 năm thực hiện, Hà Nội có đã nhiều hoạt động cụ thể hóa những cam kết xây dựng thành phố sáng tạo. Thành phố đã và đang từng bước khẳng định vị thế của một trong những thành phố, thủ đô năng động sáng tạo của châu Á.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu: “Trong năm 2024, thành phố đã thành lập Hội đồng chuyên gia tư vấn, xây dựng các không gian hoạt động sáng tạo, xây dựng tiêu chí và các không gian hoạt động sáng tạo; chuẩn bị các điều kiện ra mắt Trung tâm điều phối hoạt động sáng tạo Hà Nội nhằm kết nối các đơn vị, tổ chức, cá nhân, chuyên gia, nghệ sĩ, nhóm cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo. Thu hút, kết nối các nguồn lực sáng tạo ở địa phương và quốc tế; giới thiệu, chia sẻ, hỗ trợ triển khai thí điểm các ý tưởng mới, bước đầu hình thành trung tâm ươm mầm tài năng trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo”.
Đánh giá cao nỗ lực của thành phố Hà Nội trong việc xây dựng thương hiệu “Thành phố sáng tạo”, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Jonathan Wallace Baker cho rằng, những năm qua, Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO.
Ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, cho hay: “Tôi nghĩ rằng Lễ hội Sáng tạo Hà Nội đã trở thành một phần quan trọng trong các hoạt động mà Hà Nội đã phát triển trong 5 năm qua như một thành phố sáng tạo về thiết kế. Lễ hội đã tạo ra cơ hội để người dân Hà Nội hiểu rõ hơn về sự sáng tạo mà họ có, giúp các bạn trẻ tìm hiểu thêm về mức độ sáng tạo của thành phố Hà Nội. Ngoài ra cũng đã mang đến cơ hội cho các nghệ sĩ và nhiều người làm sáng tạo. Vì vậy, đây là một khoảnh khắc quan trọng đối với thành phố và với UNESCO. Chúng tôi rất vui mừng hỗ trợ công việc mà thành phố đã thực hiện để tổ chức Lễ hội Sáng tạo hàng năm và chúng tôi cũng rất vui khi tham gia vào năm nay”.
Bên cạnh các công trình di sản đô thị mang kiến trúc Pháp thường xuyên mở cửa đón du khách như Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, thì lần đầu tiên tại lễ hội, người dân có thể tham quan, tìm hiểu các di sản đô thị khác như Đại học Đông Dương (nay là Đại học Quốc gia) và đặc biệt là Bắc Bộ Phủ, nơi từng là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Khâm sai Bắc Kỳ, nay là Nhà khách Chính phủ.
Với gần 100 hoạt động, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024 thu hút cộng đồng tham gia, khám phá, đối thoại trên nền tảng lịch sử, ký ức cộng đồng và lan tỏa tinh thần sáng tạo của cộng đồng. Chủ đề “Giao lộ sáng tạo” của lễ hội năm nay không chỉ gợi ý một tuyến trải nghiệm về kinh tế sáng tạo cho thành phố trong tương lai, mà còn là nơi thể hiện tiềm năng sáng tạo của Hà Nội, góp phần cộng hưởng, kết nối và đánh thức tinh thần sáng tạo của các thế hệ người Hà Nội.
Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.
Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924 - 11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 – 2025), Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo, bầu không khí trong lành.
Tại đình Nhật Tân, quận Tây Hồ - di tích cổ kính nằm ven đê sông Hồng, có một cây sanh cổ thụ hàng ngày tỏa bóng mát. Cây di sản này đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân nơi đây.
0