Xử lý nghiêm việc 'ép' khách vay vốn phải mua bảo hiểm

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, đơn vị này vừa nhận được phản ánh của các hiệp hội doanh nghiệp, hội doanh nghiệp thành phố và hội doanh nghiệp ngành nghề trên địa bàn về việc khi "doanh nghiệp muốn vay vốn phải mua bảo hiểm mới được ngân hàng xem xét cho vay".
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp "ép" khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi vay vốn. Ảnh minh họa.

Việc làm này đã làm tăng thêm chi phí vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh các chi phí đầu vào đang có xu hướng tăng cũng như không đúng tinh thần cải cách hành chính của ngành ngân hàng.

Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố về việc tăng cường hoạt động hỗ trợ khách hàng vay vốn, sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh yêu cầu các tổ chức tín dụng nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh, đại lý bảo hiểm. Các tổ chức tín dụng phải rà soát toàn hệ thống, xử lý nghiêm những trường hợp "ép" khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không thật sự cần thiết khi cấp tín dụng cho khách hàng, bảo đảm phê duyệt hồ sơ, giải ngân cho khách hàng đúng quy định.

Trên thực tế, câu chuyện đi vay vốn bị nhân viên ngân hàng “gợi ý” mang tính bắt buộc phải mua bảo hiểm không phải là mới. Vấn đề này đã và đang xảy ra ở cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp và cả khách hàng cá nhân của các ngân hàng và cũng đã được đại biểu phản ánh tại các kỳ họp Quốc hội.

Trong khi đó, theo Ngân hàng Nhà nước, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã quy định các nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm. Điều này nhằm bảo đảm việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng.

Vì vậy, việc chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các ngân hàng là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh chi phí sản xuất của doanh nghiệp bị đội lên cao, do lãi suất, tỷ giá, giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển… đều tăng mạnh so với trước đây.

Liên quan đến cấp vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục khai thác và sử dụng vốn hiệu quả, mở rộng và phát triển dịch vụ tạo điều kiện giữ ổn định lãi suất cho vay.

Đồng thời, tiếp tục tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng; kiểm soát chất lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và các quy định khác có liên quan.

Riêng lĩnh vực quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường quan tâm hoạt động dịp cuối năm, nhất là đối với hoạt động chuyển tiền xuyên biên giới, mua bán ngoại tệ, chi trả và thu đổi ngoại tệ…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay, 21/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng nóng theo đà tăng của giá vàng quốc tế. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn mua vào tăng cả triệu đồng, bán ra đắt thêm 500-7000 nghìn đồng mỗi lượng.

Hôm nay, 21/11, thị trường chứng khoán phục hồi tích cực khi VN-Index tiếp tục tăng gần 12 điểm.

Hôm nay, 20/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh phiên thứ ba liên tiếp theo đà tăng của giá vàng thế giới. Vàng miếng tiến sát ngưỡng 86 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường tiền tệ sáng 20/11, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.293 đồng/USD, tăng 5 đồng so với sáng 19/11.

Trái ngược với sự khởi sắc của nhiều chỉ số chứng khoán quốc tế, thị trường chứng khoán trong nước liên tục ghi nhận diễn biến rung lắc. Thanh khoản thấp đang là vấn đề đối với thị trường.

Việc giá vàng thế giới hồi phục đáng kể và vượt mốc 2.600 USD/ounce khiến cho giá vàng trong nước hôm nay, 19/11, đồng loạt tăng mạnh.