Xuất khẩu chuối sang Nhật Bản tăng mạnh

Chuối hiện đang là mặt hàng nhập khẩu khá được ưa chuộng tại Nhật Bản, với kim ngạch xuất khẩu tăng cao trong 8 tháng đầu năm 2023.

Tình hình xuất khẩu chuối sang Nhật Bản của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 8/2023 đã đạt 464,5 triệu USD, tăng 71,5% so với tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng rau quả đạt 3,5 tỉ USD, tăng 61,8% so với cùng kỳ năm 2022. 

Ảnh minh hoạ

Ngoài thị trường tiềm năng như Trung Quốc, xuất khẩu rau củ quả cũng tăng mạnh sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan…Trong đó, Nhật Bản hiện đang là thị trường tiềm năng nhất cho mặt hàng chuối của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu chuối (HS 0803) của Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2023 đạt 607,6 nghìn tấn, trị giá 76,3 tỷ Yên (tương đương 518 triệu USD), dù giảm 4,3% về lượng, nhưng tăng 11,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, mặt hàng nhập khẩu này tới từ Việt Nam đạt 7,9 nghìn tấn, trị giá 1,05 tỷ Yên (tương đương 7,1 triệu USD), tăng 62% về lượng và tăng 80,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm là 133,6 nghìn Yên/tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ 2022.

Những lợi thế xuất khẩu 

Hiện nay, chuối của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đang được hưởng mức thuế ưu đãi, có mức thuế suất theo Hiệp định AJCEP là 0% từ ngày 01/4/2023, thấp hơn rất nhiều so với mức thuế trước đó là 3%. Trong khi đó, một trong những nguồn cung cấp chuối chính cho Nhật Bản là Philippines hiện đang phải chịu mức thuế nhập khẩu khá cao. Ngoài ra, do tỷ trọng nhập khẩu chuối từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chưa cao, nên doanh nghiệp Việt vẫn còn nhiều cơ hội để tăng cường xuất khẩu chuối.

Ảnh minh hoạ

Tiêu chuẩn nhập khẩu chuối của thị trường Nhật Bản

Để có thể được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, chuối Việt Nam phải đảm bảo tới hơn 200 chỉ tiêu về chất lượng. Tuy nhiên, theo Ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty Huy Long An - đơn vị đầu tiên của Việt Nam thành công đưa được chuối thương hiệu Fohla vào hệ thống siêu thị Don Kihote của Nhật Bản ,  chia sẻ: "Trái chuối chỉ cần đẹp, ngon, không có kim loại nặng, không chứa vi khuẩn gây hại, không chứa thuốc trừ sâu bệnh, không chất kích thích tăng trưởng, đều kích cỡ, khi chín màu vàng ươm, bùi, dẻo, ngọt là đã có thể xuất khẩu được". Và quan trọng nhất, nhật ký sản xuất phải minh bạch, rõ ràng. Trong đó, theo một số nguồn tham khảo, các nhà kinh doanh có thể tìm hiểu thêm một số tiêu chuẩn xuất khẩu chuối dưới đây:

- Cắt gọn cuống buồng chuối khi thu hoạch. Úp những trái chuối được chọn vào buồng và tạo thành hình trụ.

- Chuối được lựa chọn cần đạt đến độ chín nhất định (độ già sau thu hoạch khoảng 75 - 85%). Cần đảm bảo sự dẻo, ngọt và có hương thơm đặc trưng cùng màu vỏ vàng ươm.

- Đối với sản phẩm chuối, phải đảm bảo thịt chuối mềm dẻo, không bị dập nát hay hư hại và vẫn còn lượng nhựa dính sát vào vỏ, có thể kéo thành tơ nhựa trong suốt.

- Cuống chuối được cắt sát buồng hoặc loại bỏ toàn bộ thân buồng tùy theo yêu cầu của đối tác. Mặt cắt phải được làm khô, được bảo quản để không bị hư thối.

- Chuối phải giữ được bề mặt sáng, không có các vết đốm đen, trầy xước hay hư hại. Nếu có, tỉ lệ không được vượt quá 2%- 3% của tổng lượng hàng hóa.

- Chuối phải được trồng và sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm và tuân thủ các quy định của Nhật Bản về an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các loại thuốc trừ sâu và các hóa chất có khả năng gây hại cho sức khỏe con người không được sử dụng.

- Sau khi thu hoạch, chuối phải được xử lý để đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, bao gồm chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng.

Ảnh minh hoạ

Nhật Bản được xem là thị trường nhập khẩu khá khó tính đi kèm nhiều yêu cầu gắt gao trong công tác kiểm định. Do đó, để chuối có thể được tiêu thụ tại thị trường này, Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng được đầy đủ các điều kiện liên quan đến vệ sinh thực phẩm, chất lượng quả, đóng gói…. Có thể nói, nếu chuối Việt Nam có thể tiêu thụ ổn định ở Nhật Bản, thì sẽ có cơ hội tăng cường xuất khẩu tới rất nhiều thị trường tiềm năng khác. 

                                                                                                                                                   (Tổng hợp)

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.