'Yêu cho roi cho vọt' có còn là quan điểm phù hợp?
Trên thực tế, đã có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra bắt nguồn từ câu chuyện bố mẹ giáo dục con cái bằng “đòn roi” theo đúng nghĩa đen. Mới đây, vụ việc một nam sinh lớp 12, trú tại thôn Vĩnh Xuyên, xã Vĩnh Hoà, Hải Dương vì đi chơi về muộn nên đã bị bố đẻ dùng gậy gỗ đánh vào chân tay, trong đó có một cái trúng vào gáy khiến nam sinh tử vong. Đây là một trong rất nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra khi trẻ được dạy dỗ bằng đòn roi, tạo nên những tổn thương về cả thể chất và tinh thần cho trẻ.
Em Tuấn Anh, học sinh lớp 12 trường THPT Thạch Bàn cho rằng việc nhiều gia đình đánh con sẽ đem lại tác dụng ngược: "Theo em, việc mà yêu cho roi cho vọt chỉ đúng khi còn nhỏ, tầm cấp 1 thôi. Bố mẹ thấy mình làm sai thì đánh, để mình nhận thức được việc đang làm là đúng hay sai. Còn lên đến cấp 2 thì bọn em cũng bắt đầu lớn rồi và có nhận thực. Nhiều lúc bị đánh, cảm thấy rất ức chế và muốn vùng lên, bỏ đi luôn."
Trong nhiều trường hợp, sự lợi - hại, hay - dở từ cách ứng xử "yêu cho roi cho vọt" có khi được quyết định bởi cách thức, thái độ tiếp nhận, nhìn nhận của những người liên quan. Có người cho đó là việc hệ trọng nhưng cũng có người coi đó là việc hết sức bình thường.
Khảo sát Chỉ số Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam về Trẻ em và Phụ nữ năm 2020 - 2021 chỉ ra, hơn 72% trẻ em trong độ tuổi từ 10 - 14 đã từng bị kỷ luật bạo lực; trong đó có 39% trẻ em bị bạo lực tinh thần, 47% trẻ em bị xâm hại thể chất.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo hành trẻ em trước tiên xuất phát từ tư duy suy nghĩ của những người cho rằng kỷ luật bạo lực là một "biện pháp giáo dục" mà họ lại quên đi rằng việc làm này khiến trẻ em dễ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần. Và đây đồng thời cũng là một hành vi vi phạm pháp luật.
Tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về những hành vi được xem là hành vi bạo lực gia đình bao gồm: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;… Theo PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Thành phố Hà Nội cần có những biện pháp mạnh tay để xử lý những trường hợp gây tổn thương tới trẻ em.
"Tôi cho là câu yêu cho roi cho vọt đó không phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay. Mà hiện nay muốn giáo dục trẻ con, bố mẹ trước hết phải là người bạn, người thân. Không ai có quyền đánh các cháu, không ai có quyền bạo lực các cháu, các cháu sinh ra được bảo vệ, có quyền được sống. Mặc dù là bố mẹ đẻ các cháu nhưng cũng không có quyền được làm như thế." PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới ký Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, vì vậy trong giáo dục gia đình, giáo dục xã hội hay nhà trường đều phải dựa trên quyền của trẻ em.
Câu “yêu cho roi cho vọt” cần hiểu đúng là sự nghiêm khắc, là thái độ không thỏa hiệp với cái sai của con để giúp con hiểu và tránh phạm sai lầm. Mọi hành vi, lời nói và việc làm phải được thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật. Cha mẹ không thể viện cớ dạy con để có những hành vi làm tổn hại đến trẻ. Nếu thực sự yêu thương con, cha mẹ hãy tìm một phương pháp khoa học và phù hợp để áp dụng trong gia đình.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày1/1/2025, về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công an có thể khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm.
0