5 điểm cầu hoà chung bản hùng ca Điện Biên Phủ
Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện bộ, ban, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành phố lân cận nơi tổ chức điểm cầu; đại diện cựu chiến binh, cựu công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, các lực lượng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cán bộ, đảng viên và nhân dân các tỉnh, thành phố nơi tổ chức điểm cầu.
Chương trình có tên gọi “Dưới lá cờ quyết thắng” được lấy ý tưởng từ lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” Bác Hồ gửi ra mặt trận vào ngày 22/12/1953, là giải thưởng luân lưu khích lệ toàn quân vượt gian khó, hiểm nguy, hăng hái thi đua lập thành tích. Chương trình quy mô lớn, có sự tham gia của khoảng 1.000 diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên trực tiếp tham gia biểu diễn ở 5 điểm cầu.
Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược, nơi được gọi là điểm hẹn của lịch sử, thể hiện trí tuệ Việt Nam về nghệ thuật quân sự, nên Điện Biên là điểm cầu chính. Các tiết mục biểu diễn tại điểm cầu Điện Biên đã tái hiện các dấu mốc quan trọng trong chiến dịch lịch sử cách đây 70 năm, với những hình ảnh đoàn quân kéo pháo, người lính dũng cảm quên mình lấp lỗ châu mai, dùng thân mình làm giá súng cho đồng đội...
Tại chương trình, khán giả được gặp gỡ và giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử, xem lại những đoạn phim tư liệu về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” diễn ra cách đây 70 năm, và thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật với những ca khúc sống mãi với thời gian.
Trong 120 phút của chương trình, các nội dung tại 5 điểm cầu đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Qua đó, truyền tải thông điệp Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến công chung của cả dân tộc, được hun đúc bởi khát khao giành độc lập tự do của một dân tộc. Suốt 70 năm qua, lá cờ mang khát vọng chiến thắng đã dẫn dắt quân và dân ta thành công trong các cuộc kháng chiến dành độc lập tự do, tập hợp sức mạnh ý chí để đổi mới dựng xây đất nước. Lá cờ quyết chiến quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.
0