Ai Cập sản xuất đá bằng công nghệ thân thiện môi trường

Một nhà máy ở Ai Cập đang sử dụng công nghệ sản xuất đá theo hướng thân thiện với môi trường có tên “Ice Ashry”, giúp giảm phát thải nhiệt, giảm lượng khí thải carbon và giảm lãng phí nước.

Mustafa Al-Ashry, người sáng lập và chủ sở hữu nhà máy Al-Ashry, cho biết đây là nhà máy đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ 'Ice Ashry', và nhấn mạnh toàn thế giới có thể hưởng lợi từ công nghệ này, đặc biệt là khi chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu về phát thải nhiệt và tiết kiệm năng lượng.

Ai Cập sản xuất đá bằng công nghệ thân thiện môi trường.

Công nghệ “Ice Ashry" đã được cấp bằng sáng chế và được sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện hay ngành thực phẩm, dược phẩm. Lý do là vì loại đá này không chứa vi-rút và vi khuẩn, được sản xuất ở nhiệt độ -60 độ C, vậy nên sẽ không gặp các vấn đề như các loại đá thông thường, bao gồm sử dụng nước chưa qua xử lý, khả năng rỉ sét trong khuôn và làm mát chậm.

Được thành lập vào năm 1988, nhà máy Al-Ashry đặt mục tiêu tiếp tục đổi mới và phổ biến ý tưởng của mình trên toàn cầu để loại bỏ băng bị ô nhiễm, giảm lượng khí thải carbon và củng cố vị thế của công ty với tư cách là công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp làm lạnh toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà sản xuất thiết bị vô tuyến của Nhật Bản Icom ngày 19/9 cho biết, họ đang điều tra thông tin liên quan đến các bộ đàm mang logo của hãng này phát nổ ở Liban.

Chính quyền Nigeria đã cảnh báo về khả năng xảy ra lũ lụt ở 11 tiểu bang sau khi nước láng giềng Cameroon cho biết sẽ bắt đầu xả lũ theo quy định từ đập Lagdo.

Các nhà phân tích cho biết Israel đã lập bản đồ toàn bộ khu vực hoạt động của Hezbollah từ năm 2010 bằng trí tuệ nhân tạo AI, tạo thuận lợi cho việc tiến hành kích nổ hàng loạt thiết bị liên lạc của Hezbollah. Trước đây, Israel cũng đã từng thực hiện nhiều cuộc tấn công ám sát đối thủ bằng những cách tương tự như vụ nổ máy nhắn tin hàng loạt tại Liban.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho biết, nước này sẽ không thiết lập quan hệ với Israel cho đến khi một nhà nước Palestine được thành lập.

Nghị viện châu Âu hôm qua 18/9 đã nhóm họp để tiến hành thảo luận về chương trình nhập cư gây tranh cãi của Hungary liên quan đến việc nới lỏng hạn chế thị thực đối với 8 quốc gia, trong đó có Nga và Belarus.

Sau khi hàng loạt máy nhắn tin phát nổ, Liban lại chứng kiến thêm làn sóng nổ thiết bị thứ hai, lần này xảy ra với các máy bộ đàm, chủ yếu do các thành viên của phong trào Hezbollah sử dụng. Theo Bộ Y tế Liban, ít nhất 20 người đã thiệt mạng và 450 người bị thương trong loạt vụ nổ thứ hai này.