Chứng khoán sáng 23/11: Thanh khoản giảm mạnh
Áp lực bán chốt lời vẫn rất lớn khiến sắc đỏ chiếm ưu thế, nhưng VN-Index chỉ giảm nhẹ khi thị trường nhận được lực đỡ từ VIC, VHM và một số mã ngân hàng. Thanh khoản sụt giảm khi bên mua rụt tay do nhận thấy lực bán đang mạnh.
Sau chuỗi phiên hồi phục ấn tượng kể từ phiên bắt đáy ồ ạt hôm 16/11, thị trường đã chịu áp lực chốt lời đã xuất hiện khi bước vào tuần mới 21/11 và càng rõ ràng hơn trong phiên hôm qua 22/11, khiến nhiều mã quay đầu điều chỉnh hoặc hạ nhiệt. VN-Index theo đó cũng có 2 phiên điều chỉnh với tổng số điểm bị mất sau 2 phiên là hơn 17 điểm.
Trong phiên hôm qua, ngoài áp lực chốt lời diễn ra trên diện rộng, thì tâm điểm của thị trường là giao dịch tại 2 mã bất động sản vốn bị bán tháo từ tuần trước nhưng không có người mua là NVL và PDR. Trong phiên hôm qua, sau nhiều ngày ngó lơ, nhà đầu tư bất ngờ tung tiền ồ ạt vào bắt đáy NVL và PDR, giúp 2 mã này có phiên giao dịch sôi động, trong đó NVL khớp gần 130 triệu đơn vị và có lúc lượng dư bán sàn đã được hấp thụ hết, chỉ còn mức giảm 4%, PDR cũng khớp gần 35 triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cung sau đó gia tăng khiến NVL trở lại giá sàn với dư bán sàn hơn 6,6 triệu đơn vị, trong khi với lực cầu gần 35 triệu không đủ để hấp thụ lượng dư bán sàn thường trực hơn 120 triệu đơn vị ở PDR, nên mã này đóng cửa vẫn còn dư bán sàn hơn 80 triệu đơn vị.
Việc NVL và PDR được bắt đáy mạnh trong phiên hôm qua, cùng với thông tin chính thức từ 2 doanh nghiệp đính chính một số thông tin trên thị trường tạo kỳ vọng về việc 2 mã bluechip bất động sản này sẽ được cứu, lấy lại phong độ trong các phiên sắp tới.
Tuy nhiên, diễn biến trong những phút cuối phiên chiều qua và sáng nay cho thấy, dường như lượng hàng cần giải chấp ở 2 mã này còn rất nhiều. Bằng chứng là cả 2 cùng còn dư bán sàn lớn khi chốt phiên hôm qua và sáng nay lượng bán mạnh được tung vào ngay đầu phiên. NVL tiếp tục có lực cầu tốt giúp mã này có lúc thoát mức sàn và tiếp tục giữ vị trí số 1 về thanh khoản với 27,8 triệu đơn vị, nhưng lực cung giá thấp chưa hết, nên nhanh chóng NVL bị đẩy về mức sàn (23.600 đồng) và vẫn còn dư bán sàn, dù không lớn, chỉ hơn nửa triệu đơn vị khi đóng cửa phiên sáng.
Trong khi đó, hình ảnh dư bán sàn trên 124 triệu đơn vị lại trở lại với PDR, trong khi bên mua sau phút ngẫu hứng hôm qua tưởng tạo đà tâm lý để khiến bên bán chùn tay thu lệnh về không được đã rụt lại, khiến thanh khoản PDR đì đẹt trở lại, chỉ hơn nửa triệu đơn vị.
Một mã bất động sản khác cũng gây chú ý với lượng dư bán sàn lớn là HPX. Cổ phiếu này cũng chịu áp lực bán tháo mạnh với nhiều phiên sàn liên tiếp kể từ 8/11 với lượng dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị. Sáng nay, sau tín hiệu từ NVL và PDR, lực cầu bắt đáy cũng nhập cuộc ở HPX, nhưng khi hấp thụ được hơn 2 triệu lệnh bán giá sàn, nhận thấy NVL và PDR chưa có triển vọng gì tươi sáng, bên mua đã dừng lại, khiến lượng dư bán sàn của HPX không vơi đi nhiều khi đang còn tới gần 42 triệu đơn vị.
Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã đứng vững vàng trong phiên chốt lời hôm qua, thì sang sáng nay đã không còn giữ được phong độ khi áp lực chốt lời lan tới, khiến nhiều mã không còn giữ được mức trần, thậm chí đã bắt đầu xuất hiện sắc đỏ ở DIG, APG, SJF, NVT.
Trên bảng điện tử, áp lực chốt lời lan rộng khiến sắc đỏ chiếm ưu thế, gấp hơn 2,5 lần so với sắc xanh, tuy nhiên VN-Index chỉ lình xình quanh tham chiếu khi nhận được lực đỡ từ một số mã ngân hàng, bộ ba nhà Vingroup, cặp đôi dầu khí, hay GVR, SAB.
Chốt phiên sáng, VN-Index tăng nhẹ 1,95 điểm (+0,20%), lên 954,07 điểm với 136 mã tăng, trong khi có 260 mã giảm, trong đó có 19 mã sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 234,5 triệu đơn vị, giá trị 3.640,5 tỷ đồng, giảm 60,5% về khối lượng và 63,4% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 19 triệu đơn vị, giá trị 421 tỷ đồng.
VN-Index trở lại trên tham chiếu nhờ VIC tăng 1,6% lên 62.000 đồng, cùng 2 người anh em khác là VHM và VRE duy trì sắc xanh, bên cạnh nhóm ngân hàng có phiên giao dịch tốt. Nhóm dầu khí, trong khi GAS trở lại tham chiếu thì PLX lại nới rộng đà tăng, đóng cửa tăng 3,1% lên 27.000 đồng.
Trong nhóm ngân hàng, chỉ có 4 sắc đỏ nhạt, trong đó giảm mạnh nhất là mã đầu ngành VCB cũng chỉ giảm 0,7% xuống 73.000 đồng. Trong khi đó, BID lại tăng mạnh 4% lên 37.900 đồng, CTG cũng tăng mạnh 2,9% lên 24.600 đồng. Ngoài ra, STB tăng 3% lên 17.400 đồng, khớp lớn nhất nhóm với 8,88 triệu đơn vị, đứng thứ 2 trên sàn sau NVL. Bên cạnh đó, OCB tăng 2,1% lên 14.850 đồng, SHB tăng 1,6% lên 9.180 đồng, TCB tăng 1,1% lên 22.100 đồng.
Trong khi đó, HPG sau khi hồi về vùng 15.000 đồng đã không đủ lực để đi tiếp, mà quay đầu điều chỉnh với phiên giảm thứ 3 liên tiếp khi mất 1% sáng nay, xuống 14.650 đồng, khớp hơn 7 triệu đơn vị.
Tương tự, sau chuỗi hồi phục ấn tượng từ dưới tham chiếu phiên 16/11, lên ngưỡng 13.550 đồng trong phiên hôm qua, DIG đã chịu áp lực chốt lời và hạ nhiệt. Đến sáng nay, DIG đã không thể cầm cự được trước áp lực chốt lời, nên quay đầu giảm 5% xuống 12.350 đồng, thanh khoản gần 7,2 triệu đơn vị.
Sàn HNX cũng chỉ giằng co nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa trái với VN-Index khi giảm nhẹ.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,57 điểm (-0,3%), xuống 194,09 điểm với 53 mã tăng và 86 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,9 triệu đơn vị, giá trị 302,6 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
Sáng nay có 2 mã khớp trên 4 triệu đơn vị và đều đóng cửa giảm giá là SHS, giảm 1,4% xuống 7.100 đồng và CEO giảm 1,6% xuống 12.400 đồng.
Hai mã có thanh khoản tốt tiếp theo là PVS và L14 đều tăng, trong đó PVS chỉ tăng nhẹ 0,5% lên 19.400 đồng, khớp hơn 1,5 triệu đơn vị, còn L14 tăng mạnh 9,2% lên 32.000 đồng, có lúc chạm trần 32.200 đồng, khớp 1,14 triệu đơn vị. Ngoài ra, có 3 mã khác có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là MST, IDJ và IDC, trong đó MST giảm sàn xuống 4.600 đồng, IDJ giảm 3,1% xuống 6.300 đồng, còn IDC tăng 0,6% lên 31.000 đồng.
UPCoM dù có giao dịch khá tích cực nửa đầu phiên, nhưng lực cầu yếu khiến chỉ số chính của thị trường này quay đầu và đóng cửa giảm nhẹ.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,35%), xuống 68,17 điểm với 103 mã tăng và 100 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14 triệu đơn vị, giá trị 113,7 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,4 triệu đơn vị, giá trị 14,5 tỷ đồng.
Thị trường này VHG có giao dịch vượt trội so với phần còn lại với 4,3 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 5,6% lên 1.900 đồng, có lúc chạm mức trần 2.000 đồng.
Trong khi đó, BSR đóng cửa giảm 2,1% xuống 13.700 đồng, khớp 1,82 triệu đơn vị, SBS đứng giá tham chiếu 4.200 đồng, khớp 1,15 triệu đơn vị.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Làng Vũ Đại (Hà Nam) đang chuẩn bị bước vào giai đoạn sản xuất cá kho phục vụ Tết Nguyên đán, với giá bán từ 500 nghìn đến 1,5 triệu đồng/nồi tùy kích thước.
Thị trường quất Tết năm nay tại Hà Nội dự báo sẽ biến động mạnh về giá. Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, nhiều vườn bị thiệt hại nặng nề khiến nguồn cung giảm, đẩy giá quất tăng 15-20% so với năm trước.
Giá lợn hơi tăng mạnh và duy trì ở mức cao, hiện đạt 64.000-68.000 đồng/kg, dự báo tiếp tục tăng lên 71.000 đồng/kg trong cao điểm tiêu thụ Tết.
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024 dự kiến đạt trên 2 tỷ USD, tăng 78% so với năm 2023.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến hết ngày 15/12 đạt trên 747 tỷ USD.
Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.
Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
Tổng cục Thuế vừa tổ chức nghi lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Lễ hội mua sắm năm 2024 được tổ chức từ ngày 20 - 24/12/2024 tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Thủ đô vẫn có sự tăng trưởng tích cực. Một trong những điểm sáng kinh tế của Hà Nội năm qua đó là kết quả thu ngân sách trên địa bàn Thủ đô.
Theo Tổng cục Thuế, lũy kế đến tháng 11 năm nay, thông qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế đã thu hồi trên 4.200 tỷ đồng của hơn 6.600 người nợ thuế.
Lễ khai mạc “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” đã diễn ra tại Công viên Cầu Giấy (phường Dịch Vọng) vào tối 20/12. Sự kiện được Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy tổ chức.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội tổ chức Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần thứ 3 tại huyện Thanh Oai (từ ngày 20 - 24/12/2024) và tại quận Bắc Từ Liêm (từ ngày 26/12 - 29/12/2024).
Để đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ, chất lượng và giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trên địa bàn Hà Nội đã chủ động lên kế hoạch sản xuất, nhập hàng từ sớm.
Tính đến ngày 18/12, ngành thuế đã về đích trước kế hoạch năm 2024 với tổng số thu ngân sách ước đạt 1.732.000 tỷ đồng, vượt 16,5% dự toán; có 60/63 địa phương đã hoàn thành vượt mức dự toán thu cả năm.
Cục Thống kê Hà Nội cho biết thu hút đầu tư nước ngoài dự kiến năm 2024 đạt trên 2 tỷ USD, tăng 78% so với năm 2023.
Trong cuộc Họp báo thường niên tổng kết cuối năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong hai năm qua kinh tế Nga đã tăng trưởng khoảng 8%, được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới về sức mua tương đương và vượt qua tất cả các nền kinh tế châu Âu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn một tuần giao dịch nữa là kết thúc năm 2024. Những phiên giao dịch giằng co với thanh khoản thấp khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Vậy diễn biến thị trường những ngày cuối năm sẽ như thế nào?
Đồng Euro đã giảm mạnh so với đồng USD, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay và dự báo sẽ giảm chu kỳ nới lỏng lãi suất trong năm 2025.
Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo về tình hình kinh tế quý III/2024, cho thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới tăng trưởng mạnh mẽ hơn dự báo, với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 3,1%, vượt mức dự báo 2,8%.
VN-Index mở cửa phiên chiều trong trạng thái giằng co kéo dài, lực bán tuy có gia tăng gần về cuối phiên nhưng chỉ số vẫn đóng cửa trong sắc xanh khá tích cực.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã có văn bản trả lời cử tri 4 tỉnh, thành phố lớn liên quan đến kiến nghị về việc sửa quy định mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tối thiểu là 18 triệu đồng.
Tối 19/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội khai mạc Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024, qua đó chính thức kích hoạt hơn 1.000 điểm bán hàng khuyến mại và 50 Điểm vàng khuyến mại.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia giai đoạn 2021- 2023 cho 133 doanh nghiệp và Giải Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 cho 2 doanh nghiệp.
Để thúc đẩy nông sản của Australia vào Việt Nam, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa hạt, cherry, Cơ quan thương mại và đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện “Hương vị Australia”.
Theo trang Seasia Stats, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô dự kiến năm 2025 đạt khoảng 506 tỷ USD.
Trước áp lực giá cả leo thang và nền kinh tế trì trệ, lạm phát ở Anh trong tháng 11 đã đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua.
Thị trường chứng khoán hôm nay, 19/12, chứng kiến làn sóng bán tháo ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch, đã có lúc VN-Index thủng mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên, lực kéo bắt đáy đã giúp các chỉ số thu hẹp đà giảm và kết phiên thị trường để mất hơn 11 điểm.
Hôm nay, 19/12, giá vàng nhẫn trong nước lao dốc mạnh theo đà giảm của giá vàng thế giới, sau khi FED tuyên bố cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 19/12, giá xăng dầu đồng loạt tăng. Xăng E5RON92 tăng 410 đồng/lít, giá bán là 20.240 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 380 đồng/lít, giá bán 21.000 đồng/lít.
Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bỏ phiếu thông qua quyết định cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Đây là lần giảm lãi suất thứ ba liên tiếp của Fed kể từ tháng 9/2024.
Đây là lần đầu tiên ngành thuế đạt được mức thu này. Với tiến độ này, tính cả dự toán năm 2025, thu ngân sách giai đoạn 5 năm có thể cán đích trên 9 triệu tỷ đồng, vượt 0,7 triệu tỷ so với mục tiêu Quốc hội giao.
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Thủ đô vẫn có sự tăng trưởng tích cực.
Nhà sản xuất chip nhớ khổng lồ Nhật Bản Kioxia Holdings đã chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Cổ phiếu Kioxia đã tăng 6% trong lần ra mắt thị trường, nâng vốn hóa của công ty lên khoảng 820 tỷ yên (5,34 tỷ đô la Mỹ).
Đề án Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý đang được gấp rút triển khai.
Công ty con của Masan là Masan High-Tech Materials đã bán 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding cho đối tác Nhật Bản là Mitsubishi Materials Corporation Group, dự kiến ghi nhận lợi nhuận 1.000 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 do cơ quan thuế quản lý ước vượt 16,5% dự toán. Với mức tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023, đây là năm đầu tiên số thu ngành thuế quản lý vượt mốc 1,7 triệu tỉ đồng.
Giá xăng trong nước ngày mai (19/12) được dự báo tăng, nếu không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể tăng từ 350 - 370 đồng/lít.
Tổng cục Thuế đề nghị Cục thuế các địa phương báo cáo UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu đối với các cửa hàng, doanh nghiệp cố tình vi phạm quy định, không phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng.
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 dự kiến đạt 782 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
0