Chứng khoán Việt đi ngược toàn cầu

Phiên giao dịch sáng nay 17/11, chứng khoán trong nước ngập sắc xanh. Gần 170 cổ phiếu đua trần. Chứng khoán Việt Nam đang đi ngược với phần đông các thị trường trên thế giới, trở thành chỉ số “mạnh” nhất lúc này.

Đêm qua, các chỉ số của thị trường chứng khoán Mỹ và chỉ số chứng khoán STOXX 600 toàn khu vực châu Âu đều giảm điểm. Dự báo ảm đạm về kết quả kinh doanh dịp lễ cuối năm đã khiến giá cổ phiếu của hàng loạt công ty bán lẻ của Mỹ "bốc hơi" mạnh.

Chốt phiên giao dịch 16/11, cả 3 chỉ số chứng khoán chủ lực của Mỹ đều giảm điểm. Cụ thể, Dow Jones mất gần 40 điểm (0,12%), còn 33.553,83 điểm; S&P500 giảm 32,94 điểm (0,83%), dừng ở mức 3.958,79 điểm và Nasdaq giảm 174,75 điểm (1,54%) còn 11.183,66 điểm.

Thị trường Việt Nam tiếp đà hồi phục, các chỉ số đại diện đồng loạt tăng trên dưới 2%, dẫn đầu trên bảng xếp hạng thế giới 

Tại khu vực châu Á, các thị trường lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… đều ngập sắc đỏ. Chỉ số đại diện giảm trên dưới 1%. Trong khi đó, thị trường Việt Nam tiếp đà hồi phục, các chỉ số đại diện đồng loạt tăng trên dưới 2%, dẫn đầu trên bảng xếp hạng thế giới.

Đầu kéo tăng trưởng mạnh nhất cho VN-Index là VIC, mã này có thời điểm tăng trần trong phiên sáng. Riêng VIC đóng góp gần 4 điểm cho chỉ số chính, theo sau là VHM, HPG, VCB, GAS, BID, VRE, GVR, TCB, CTG. Hầu hết nhóm ngành ủng hộ cho đà tăng của VN-Index. Tại rổ VN30, chỉ số đại diện còn tăng mạnh hơn VN-Index, bất chấp việc phải “gánh” 2 mã nằm sàn là NVL, PDR.

Dù hàng loạt cổ phiếu bất động sản đã được giải cứu trong phiên hôm qua thì NVL, PDR vẫn “lạc nhịp”. NVL có tới 11 phiên giao dịch giảm sàn liên tiếp, thị giá lao dốc về còn 31.400 đồng/cổ phiếu. PDR giao dịch ở mức 19.700 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản vẫn mất hút, nhà đầu tư khó có thể thoát hàng. Chỉ trong vài tiếng giao dịch buổi sáng, 112 triệu cổ phiếu PDR chất sàn. NVL cũng có tới 52,7 triệu cổ phiếu nằm sàn.

Nhóm bất động sản còn có NRC, NBB nằm sàn trong phiên sáng. HTN, KBC, BCM giảm từ 1-2%. Còn lại, hàng loạt cổ phiếu tăng trần, như L14, CEO, NLG, SCR, QCG, ITA…

Đáng chú ý trong phiên sáng nay, cổ phiếu thép ngập trong sắc tím. Gần như toàn bộ mã ngành thép tăng trần: HPG, HSG, NKG, VGSM TLH, NSH, POM, BVG… Chỉ qua 1,5 phiên giao dịch vừa qua, nhiều mã ngành thép nhanh chóng lấy lại khoảng 20% thị giá, khi chuyển từ giảm sàn sang tăng trần trong phiên hôm qua. Ngay sáng nay, các cổ phiếu này đồng loạt tăng trần, mang về thêm tối thiểu 7% lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Tạm kết phiên sáng, VN-Index tăng 18,56 điểm (1,97%) lên 961,46 điểm. HNX-Index tăng 3,64 điểm (1,98%) lên 187,09 điểm. UPCoM-Index tăng 0,76 điểm (1,16%) lên 66.08 điểm.

Thanh khoản sụt giảm mạnh, khi giá trị khớp lệnh phiên sáng nay của HoSE chỉ đạt 4.612 tỷ đồng, kém xa phiên trước đó. Khối ngoại nối dài chuỗi 9 phiên mua ròng, giá trị 644 tỷ đồng tính tới hết phiên sáng nay. Khối ngoại tập trung mua STB, VIC, HPG, CTG…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ công bố báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2023. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số này với 71,25/100 điểm.

Trong kỳ điều hành chiều nay (9/5), giá xăng trong nước được dự báo có thể giảm mạnh tới hơn 1.000 đồng/lít.

Tính đến trưa ngày 9/5, giá vàng SJC tiếp tục lập đỉnh mới, đã vượt mốc 88 triệu đồng/ lượng bán ra.

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất cả nước.

Tiền điện tháng 4 của nhiều hộ dân ở TP.HCM và Hà Nội tăng 20-50% so với tháng 3 và gấp đôi các tháng trước đó. Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao được lý giải do nắng nóng. Bài toán tiết kiệm điện tiếp tục được đặt ra với nhiều hộ gia đình.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng hoạt động sản xuất tại châu Á trong năm nay lên 4,5%, cao hơn 0,3% so với dự báo đưa ra sáu tháng trước.