Giữ sức khỏe cho sĩ tử mùa thi
Mùa thi đã gần kề, hiện tại đang là thời điểm “vàng” để các em tăng tốc ôn luyện. Vậy, làm sao để vừa có sức khỏe dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có sức khỏe tinh thần, tâm lý thoái mái?
Áp lực thi cử, học sinh có thể bị stress và suy nhược cơ thể
Thời gian này, học sinh Hà Nội cũng như cả nước đang chuẩn bị phải đối mặt liên tục với kỳ thi chuyển cấp và kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Áp lực thi cử, học hành, áp lực từ chính bản thân, bạn bè, thầy cô, cha mẹ… khiến nhiều học sinh rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và mắc các chứng rối loạn do stress.
Kết quả nghiên cứu năm 2019 - 2020 tại Bệnh viện Nhi TW với học sinh từ 10 - 19 tuổi cho thấy 55,6% số trẻ có sang chấn tâm lý, trong đó, do áp lực học tập 20%, áp lực gia đình 20,5%, quan hệ với bạn trong trường 8,9%.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy stress và trầm cảm gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17, thời điểm các em học sinh thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học.
Giúp con vượt qua stress mùa thi
Em Thục Linh, lớp 12, Trường THPT Cao Bá Quát, cũng có tâm lý giống rất nhiều bạn học sinh khác trước ngưỡng cửa đại học: "Là một học sinh cuối cấp, em chưa biết lựa chọn ngành nghề nào, nên chọn ngành nghề theo sở thích, khả năng của bản thân hay theo định hướng của gia đình".
Mỗi em học sinh, khi đến phòng tư vấn học đường, có những băn khoăn, lo lắng khác nhau. Em thì gặp áp lực bài vở, điểm số, em thì bị áp lực đồng trang lứa hay những áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh.
Em Trần Ngọc Khánh, Trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm lo lắng: "Em cũng lo lắng về tương lai của mình, làm thế nào đạt được kết quả tốt nhất, đúng với mục tiêu, dự định ban đầu mình đã đặt ra, áp lực về bản thân, khẳng định được chỗ đứng của bản thân sau 12 năm học".
Mối lo của Phạm Thùy Trang, Trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, là: "em hiện tại đang là học sinh cuối cấp, gặp những căng thẳng, bồn chồn trước kỳ thi. Đây là kỳ thi quan trọng, có tính quyết định, chắc chắn sẽ có những bồn chồn, căng thẳng, lo lắng. Bản thân em cũng gặp tình trạng như vậy, em đã có những phương pháp, biện pháp cân bằng cảm xúc của cá nhân mình và phương pháp học tập hiệu quả".
Vì vậy, các cô giáo phòng tư vấn học đường luôn cố gắng động viên, chia sẻ, đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp các em học sinh có được tâm lý thoải mái nhất.
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Linh, Ban phụ trách tư vấn học đường, Trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, cho biết: "Nhà trường thường xuyên có buổi tiếp xúc, giúp các bạn giải đáp thắc mắc về áp lực làm sao con đạt được điểm số cao đúng kỳ vọng, đúng trường mà con muốn vào; làm thế nào để con có thể dung hòa giữa nguyện vọng của gia đình, bản thân và năng lực học tập của các con, áp lực để không trượt kỳ thi tốt nghiệp".
Để giảm bớt căng thẳng, nhiều bạn học sinh đã lên kế hoạch ôn tập hợp lý, chia nhỏ kiến thức, dành thời gian để nghỉ ngơi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, việc giữ tâm lý thoải mái trước kỳ thi đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, lối sống tinh thần lành mạnh và sức khỏe dồi dào sẽ giúp các bạn bước vào kỳ thi sắp tới với thái độ tự tin và đạt kết quả cao.
Đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho sĩ tử mùa thi
Có con gái chuẩn bị vào lớp 6, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, rất lo lắng. Bởi con đang quen nếp học tiểu học, lên môi trường cấp 2 năm học mới này, cháu ôn luyện và ăn uống thất thường nên chị đã tìm đến bác sĩ dinh dưỡng.
"Qua tư vấn, tôi đã hiểu hơn về cách chăm sóc học sinh lứa tuổi này cần tạo cho con tính chủ động về chăm sóc sức khỏe, ăn uống hợp lý và cuối tuần nên cho các cháu tham gia hoạt động ngoài trời giúp con khỏe mạnh và hứng khởi học tập tốt hơn", chị Nguyễn Thị Thu Hiền nói.
Chị Vũ Thị Hương, ở phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, có con chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Dành nhiều thời gian chăm sóc các bữa ăn cho con nhưng chị vẫn chưa yên tâm vì thấy con căng thẳng, học nhiều và mệt mỏi. Chị Hương cũng đã tìm đến bác sĩ dinh dưỡng của CDC Hà Nội để được biết thêm các kiến thức chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho con: "Tôi sẽ chú ý đổi bữa ăn đa dạng cho con, động viên con ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và vận động thể thao ít nhất 30 phút trong ngày như bác sĩ tư vấn".
Để giúp học sinh vượt qua được áp lực kỳ thi, đạt kết quả tốt, hạn chế các rối loạn tâm lý, tâm thần, các bậc cha mẹ nên đánh giá đúng năng lực của con và động viên, khuyến khích các em ăn, uống, nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt và tâm lý thật thoải mái, tự tin, không nên tạo thêm áp lực về mặt thành tích.
Những điều cần chú ý khi đi thi :
Kiểm tra kỹ thông tin trên giấy báo thi
Theo các chuyên gia, có rất nhiều điều bình thường nhưng kỳ thi nào cũng có thí sinh phạm phải, dẫn đến kết quả thi bị ảnh hưởng. Khi nhận giấy báo dự thi, thí sinh phải kiểm tra đầy đủ thông tin cá nhân, môn đăng ký dự thi, địa điểm thi, phòng thi. Có những thí sinh thi tại trường mình học, nhưng có người phải đến trường khác thi, tùy vào việc tổ chức của địa phương. Nếu thông tin có sai sót gì, thì trong làm thủ tục thi, thí sinh cần tiến hành sửa đổi, bổ sung.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết
Thí sinh cần chuẩn bị các loại bút đi thi đầy đủ. Thi môn văn dùng bút mực/bút bi nhưng thi các môn trắc nghiệm phải tô đáp án bằng bút chì. Phải chuẩn bị bút chì đúng chuẩn vì nếu không, tô mờ vào phần đáp án, máy chấm thi sẽ không nhận diện được. Thí sinh chú ý phải giữ tờ giấy thi thật kỹ, tránh làm nhàu hoặc để mồ hôi tay làm ướt giấy… Điều này sẽ gây khó khăn để máy nhận diện khi chấm.
Không được ngủ quên
Năm nào cũng có hiện tượng thí sinh ngủ quên. Có thí sinh sau khi hoàn thành môn đầu tiên thì nghỉ trưa, nhưng lại ngủ quá giờ thi. Để không xảy ra tình trạng ngủ quên, từ lúc này thí sinh cần phải tạo thói quen về giờ giấc. Chẳng hạn, trong những ngày này không cần học quá khuya mà nên ngủ vào khoảng 10 giờ tối, dậy lúc 5 giờ sáng. Đến khi thi, đồng hồ sinh học cũng sẽ hoạt động theo thói quen như vậy.
Các chuyên gia đặc biệt lưu ý đến việc di chuyển của thí sinh, nhất là ở các thành phố lớn thường xuyên kẹt xe. Vì vậy, cần phải đi sớm để có sự chuẩn bị kỹ càng. Đi trễ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý trước khi làm bài. Tốt nhất nên đến phòng thi trước 30 phút để có tâm lý tốt.
Cảnh báo về điện thoại di động
Quy chế của các kỳ thi là không cho thí sinh mang điện thoại di động vào khu vực thi (tính từ cổng trường vào đến phòng thi). Vì vậy, những năm trước thí sinh vào phòng thi dù để điện thoại di động bên ngoài phòng cũng sẽ bị lập biên bản vì vẫn nằm trong khu vực thi.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Bộ Giáo dục hiện đang dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp với ngành Y và Sư phạm, cho rằng điểm này không sát yêu cầu chất lượng mà còn tính toán vất vả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Dù đang trong thời gian của học kỳ I năm học 2024-2025, nhưng nhiều trường tư thục tại Hà Nội như: Nguyễn Siêu, Archimedes, Ngôi sao Hà Nội,… đã bắt đầu triển khai công tác tuyển sinh, công bố các thông tin tuyển sinh cho năm học tiếp theo 2025-2026 tới người học và phụ huynh học sinh.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Bộ GD-ĐT dự kiến cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm.
Dự thảo sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học 2025 đang được lấy ý kiến với nhiều điểm thay đổi. Trong đó quy định siết xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu khiến các trường gặp khó trong tuyển sinh.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non ban hành kèm Thông tư số 08/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là quy định các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có phương án chuyển 174 học sinh lớp 10 mà Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển trái phép sang Trường THPT Văn Lang.
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT.
Không chỉ nhiều trường tốp đầu bỏ phương thức xét tuyển từ học bạ mà các trường tốp giữa cũng giảm dần chỉ tiêu từ phương thức này.
Bộ Giáo dục Singapore muốn lan tỏa giá trị của nền giáo dục Singapore rộng rãi hơn với các cộng đồng học sinh tài năng của Việt Nam thông qua Triển lãm Khối Đại học công lập và Học bổng ASEAN, lần đầu tiên diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội.
Thời điểm này, song song với học tập theo kế hoạch của các nhà trường, học sinh khối 12 đã bắt đầu tìm hiểu về công tác tuyển sinh đại học năm 2025. Vấn đề khiến các em băn khoăn nhất lúc này là phương thức xét tuyển và tổ hợp tuyển sinh đại học sẽ có thay đổi như thế nào, khi đây là năm đầu tiên, một số môn học tự chọn trở thành môn thi tốt nghiệp THPT.
Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi dự thảo quy chế tuyển sinh bậc THCS và THPT, trong đó bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 từng gây tranh cãi trước đây.
Bộ GD&ĐT bắt đầu lấy ý kiến rộng rã về dự thảo Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Nội dung được đông đảo dư luận quan tâm là kỳ thi lớp 10 THPT thực hiện 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Bộ sẽ ban hành dự thảo quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 từ ngày 15/10, sớm hơn các năm trước 3 tháng, nhằm tạo điều kiện chuẩn bị tốt nhất cho học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố, từ năm 2025, đại học này sẽ giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học chỉ còn ba phương thức.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025.
Bộ GD-ĐT dự kiến các địa phương có thể chọn thi tuyển vào lớp 10 với 3 môn gồm Toán, Văn và một môn được bốc thăm ngẫu nhiên.
Đến 2025, Hà Nội đặt mục tiêu 40% số học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào trường THPT tư thục, tăng khoảng 15% so với hiện tại.
Tới thời điểm này, nhiều cơ sở giáo dục đại học đang xét tuyển bổ sung năm 2024 như trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, trường Đại học Công nghệ Miền Đông, trường Đại học Hoa Sen…
Theo Bộ GD&ĐT, các nhà trường phải thiết lập và công khai đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tiêu cực trong công tác tuyển sinh.
Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng và sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển đầu vào hệ đại học chính quy.
113 trường đại học thông báo tuyển bổ sung ít nhất hơn 28.000 sinh viên. Ba phương thức xét tuyển chính được các trường sử dụng là điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT và đánh giá năng lực.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học, cao đẳng sư phạm hoàn thiện và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 trở đi, khắc phục triệt để vấn đề thiếu công bằng, tin cậy trong các phương thức, tiêu chí xét tuyển.
Trước thềm khai giảng năm học, hàng trăm nghìn tân sinh viên sẽ đổ về các thành phố lớn để nhập cuộc vào hành trình mới với nhiều bỡ ngỡ nhưng cũng đầy háo hức.
Theo phương án dự kiến, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ có hai bộ đề thi, trong đó có đề thi cho thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp từ năm 2024 trở về trước.
Lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm khẳng định sẽ bố trí toàn bộ học sinh học tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn phường và phường giáp ranh (nếu cần thiết) tại buổi chia sẻ thông tin với báo chí và phụ huynh vào chiều nay, 23/8, khi phụ huynh muốn chuyển con về học tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3.
Theo phương án dự kiến, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có hai bộ đề thi, trong đó có đề thi cho thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp từ năm 2024 trở về trước.
Liên quan đến việc hàng trăm phụ huynh có mặt đến đêm muộn ngày 21/8 tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 để đăng ký học cho con, quận Nam Từ Liêm sẽ có thông báo cuối cùng đến cha mẹ học sinh trong ngày hôm nay.
Hàng trăm người dân sống tại khu đô thị Vin SmarCity đã tập trung trước cổng Trường Tiểu học Tây Mỗ 3, quận Nam Từ Liêm vì lo con em mình không được nhập học vào trường, mặc dù nhà ở ngay phía đối diện.
Tính đến ngày 19/8, gần 230 trường đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2024. Năm nay điểm chuẩn nhiều ngành tăng cao.
Tối 17/8, Đại học Luật Hà Nội công bố điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp. Đây là tổng điểm ba môn trong tổ hợp, đã cộng điểm ưu tiên (nếu có).
Chiều 17/8, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội công bố điểm trúng tuyển các mã xét tuyển của trường cho Phương thức 4 - xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và phương thức riêng có sử dụng điểm thi THPT năm 2024.
Từ 17h hôm nay(17/8), các trường đại học sẽ bắt đầu công bố điểm chuẩn và hoàn thành chậm nhất đến ngày 19/8.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét lại việc cho phép các cơ sở đào tạo đại học triển khai phương thức xét tuyển sớm từ kỳ tuyển sinh năm 2025.
Năm 2024, lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học sư phạm tăng tới 200.000 nguyện vọng, mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây khiến điểm chuẩn dự kiến sẽ tăng mạnh.
Điểm chuẩn trúng tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024 sẽ được công bố chậm nhất vào 17h ngày 19/8.
Hôm nay là ngày cuối cùng các thí sinh thực hiện việc thanh toán lệ phí xét tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.
Tính đến 12 giờ trưa ngày 29/7, hệ thống của Bộ GĐ&ĐT đã ghi nhận gần 703.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, tăng khoảng 60.000 thí sinh so với năm trước.
Bộ Công an vừa công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) trình độ đại học, trung cấp Công an Nhân dân năm 2024.
Hiện đang là khoảng thời gian thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GDĐT. Theo chuyên gia, các em nên đăng ký trên 6 nguyện vọng.
Chương trình Ngày Tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024 sáng 20/7 tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn thí sinh, phụ huynh đến từ nhiều trường trung học phổ thông khu vực phía Bắc.
Ngày 19/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) từ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học năm 2024, nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng năm 2024.
Hàng loạt trường đại học đã bắt đầu công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức dựa trên điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Theo lịch tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ 18/7, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống chung, thí sinh cần đặc biệt cẩn trọng, kỹ lưỡng trong quá trình đăng ký.
Với phổ điểm năm nay, thí sinh cần lưu ý gì để đảm bảo mục tiêu đỗ vào trường đại học mơ ước? Đặc biệt là các thí sinh có nguyện vọng vào các ngành Khoa học Công nghệ & Kỹ thuật sẽ phải có chiến lược thế nào trong việc xét tuyển. Những nội dung này sẽ được giải đáp trong buổi Livestream vào lúc 20h ngày 17/7 trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và fanpage của Hệ thống giáo dục HOCMAI.
0