Cấp định danh điện tử cho học sinh

Sau một năm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về "Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, đến nay huyện Hoài Đức đã đạt được kết quả khả quan. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng cảnh sát hành chính, công an các xã, thị trấn.

7h30 sáng tại trường THPT Vạn Xuân, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Thiếu tá Phùng Thị Thanh Tình đã thông tin những vấn đề về luật căn cước, tầm quan trọng về việc cập nhật định danh điện tử, không được cho mượn căn cước, chụp ảnh căn cước đưa lên mạng để tránh bị lừa đảo trên mạng. Tại trường THPT Vạn Xuân, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Hoài Đức đã thu nhận 266 hồ sơ đối với các cháu chưa thu nhận định danh, hướng dẫn kích hoạt định danh mức 2 cho 85 học sinh.

Em Trần Thị Kiều Trang - trường THPT Vạn Xuân – xã Cát Quế - huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội chia sẻ: "Cháu cảm thấy vấn đề này rất là quan trọng. Sau này, ví dụ thi cử, vấn đề đi lại, bị gọi điện làm phiền hay lừa đảo trên mạng".

Thiếu tá Phùng Thị Thanh Tình thông tin những vấn đề về luật căn cước, tầm quan trọng về việc cập nhật định danh điện tử, không được cho mượn căn cước, chụp ảnh căn cước đưa lên mạng để tránh bị lừa đảo trên mạng. 

Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và công an các xã, thị trấn sẽ tập trung hoàn thiện việc cấp định danh cho học sinh trên địa bàn, ưu tiên học sinh cuối cấp hai, cấp ba vì các em chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp và bước vào thi, xét tuyển đại học. Đồng thời, hướng dẫn học sinh cài đặt, sử dụng ứng dụng VNelD

Đề án 06 là khâu đột phá của chuyển đổi số quốc gia. Công an huyện Hoài Đức xác định, việc thực hiện tốt đề án sẽ mang lại lợi ích lớn cho đất nước, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đóng góp chung cho công tác quản lý dữ liệu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian tới, khi tiếp tục triển khai đề án, mỗi cán bộ, lãnh đạo các đơn vị cần làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền để người dân hiểu lợi ích, tầm quan trọng của đề án, từ đó biết và thực hiện. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện tại các xã, thị trấn. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.