Iran - Israel: từ đối tác đến đối đầu

Mối quan hệ giữa Iran và Israel đang rơi vào tình trạng căng thẳng leo thang chưa từng có, với việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đe dọa sẽ trả đũa vụ Iran bắn khoảng 180 quả tên lửa vào Israel hôm 1/10. Từ chỗ là đối tác thân cận trước cách mạng Hồi giáo, đến nay, hai nước đã trở thành kẻ thù “không đội trời chung”.

Cuộc không kích trả đũa của Iran nhằm vào Israel diễn ra sau khi hàng loạt thủ lĩnh cấp cao của các nhóm vũ trang Hồi giáo Hamas và Hezbollah thiệt mạng trong các vụ tấn công của Israel gần đây. Hezbollah và Hamas là hai trong số những đồng minh thân cận nhất của Iran.

Trong 1 năm qua, Iran là một trong những quốc gia lên tiếng mạnh mẽ phản đối Israel tấn công vào dải Gaza với lý do tiêu diệt Hamas. Điều này phù hợp với chính sách đối ngoại kiên quyết chống Israel của nước này.

Trong nhiều thập kỷ qua, vấn đề Palestine là tâm điểm của sự thù địch giữa hai bên. Iran đã cảnh báo Israel và đồng minh thân cận nhất của họ là Mỹ rằng cuộc chiến giữa Israel với Hamas tại dải Gaza có thể trở thành chiến tranh toàn diện trong khu vực khi Israel cố tình leo thang các cuộc tấn công ra phạm vi bên ngoài Gaza. Trong khi đó, trong những ngày qua, Israel liên tục ném bom các vị trí ở Liban và Syria, nơi Iran có ảnh hưởng đáng kể.

Đối tác trải qua nhiều thăng trầm

Iran là 1 trong 11 thành viên của Ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc được thành lập năm 1947 nhằm đưa ra giải pháp cho vấn đề Palestine sau khi kết thúc sự ủy trị của Anh. Iran là một trong ba quốc gia bỏ phiếu phản đối kế hoạch của Liên hợp quốc về phân chia lãnh thổ ủy trị Palestine thành hai nhà nước mới, phần lớn là vì Iran lo ngại kế hoạch này sẽ làm gia tăng bạo lực về lâu dài trong khu vực.

Nhà sử học Eirik Kvindesland của Đại học Oxford nói với phóng viên của Al Jazeera rằng: “Iran, cùng với Ấn Độ và Nam Tư đã đề xuất một kế hoạch thay thế nhằm duy trì quốc gia Palestine với một quốc hội nhưng chia thành hai phần Ả Rập và Do Thái”.

"Đây là một sự thỏa hiệp mà Iran đã thực hiện để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước phương Tây ủng hộ chủ nghĩa Phục quốc Do Thái và với chính phong trào Phục quốc Do Thái cũng như các nước láng giềng Ả Rập và Hồi giáo."

Hai năm sau, sau khi Chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ nhất nổ ra vào năm 1948, Israel đã chiếm giữ nhiều lãnh thổ hơn diện tích mà Liên hợp quốc đã phê duyệt. Iran, lúc đó đang dưới sự cai trị của vương triều Pahlavi, trở thành quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi nhiều thứ hai, sau Thổ Nhĩ Kỳ, chính thức công nhận Israel.

Nhà sử học Eirik Kvindesland cho biết việc Iran công nhận Nhà nước Isarel chủ yếu là để bảo vệ tài sản của mình ở Palestine, nơi có khoảng 2.000 người Iran sinh sống và tài sản của nhiều người trong số đó đã bị quân đội Israel tịch thu trong chiến tranh.

Ngược lại, việc thiết lập quan hệ với Iran cũng có lợi cho Israel.

Kvindesland chỉ ra rằng: "để chấm dứt thế cô lập của Israel ở Trung Đông, Thủ tướng Israel khi đó là Ben Gurion đã tìm cách thiết lập quan hệ với các quốc gia phi Ả Rập ở “ngoại vi” của Trung Đông, điều này sau đó được gọi là “chủ nghĩa ngoại vi”. Trong số các quốc gia này có cả Ethiopia, nhưng  Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là những nỗ lực thành công nhất của Israel cho đến nay.”

Nhưng tình hình đã thay đổi khi Mohammad Mossadegh trở thành Thủ tướng Iran vào năm 1951. Khi đó, ông dẫn đầu việc quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ của đất nước vốn đang chịu sự lũng đoạn của Anh. Ông Mossadegh đã cắt đứt quan hệ của Iran với Israel - một mối quan hệ mà ông tin rằng phục vụ lợi ích của phương Tây trong khu vực.

Theo nhà sử học Eirik Kvindesland, lúc đó, Thủ tướng Mossadeq và Mặt trận Quốc gia Iran nỗ lực quốc hữu hóa dầu mỏ, đánh bật quyền lực thuộc địa của Anh và làm suy yếu chế độ quân chủ. Để làm được điều đó, Iran chấp nhận tổn hại trong quan hệ với Israel.

Tại Iran có một số lực lượng vận động chống chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Trong số này có giáo sĩ người Shia có ảnh hưởng Nawab Safavi, một trong những nhân vật nổi bật nhất phản đối mạnh mẽ chủ nghĩa Phục quốc Do Thái và việc thành lập nhà nước Israel. Nhưng đối với Thủ tướng Mossadegh lúc bấy giờ, mục đích chính của ông là nhận được sự hỗ trợ từ các nước Ả Rập láng giềng nhằm chống lại sự kiểm soát của Anh đối với ngành dầu mỏ của Iran”, nhà sử học Kvindesland nói với Al Jazeera.

Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái nổi lên vào cuối thế kỷ 19 như một hệ ý thức chính trị, kêu gọi thành lập một quốc gia cho những người Do Thái phải chịu đựng sự tàn bạo ở châu Âu.

Chỉ hai năm sau, mọi chuyện thay đổi đáng kể khi chính phủ của Thủ tướng Mossadegh bị lật đổ vào năm 1953 trong một cuộc đảo chính. Cuộc đảo chính đã khôi phục quyền cai trị của nhà vua Mohammad Reza Pahlavi và ông trở thành đồng minh trung thành của phương Tây trong khu vực.

Nhà vua Mohammad Reza Pahlavi trị vì Iran từ năm 1953 đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Dưới thời Pahlavi, Israel đã thành lập một đại sứ quán ở Tehran và hai bên đã trao đổi đại sứ vào những năm 1970. Quan hệ thương mại song phương không ngừng phát triển và Iran nhanh chóng trở thành nhà cung cấp dầu chính của Israel. Hai nước đã thiết lập một đường ống được thiết kế để vận chuyển dầu của Iran đến Israel và sau đó đến châu Âu.

Tehran và Tel Aviv cũng có hợp tác quân sự và an ninh sâu rộng, nhưng sự hợp tác đó phần lớn mang tính bí mật để tránh chọc giận các quốc gia Ả Rập trong khu vực.

Ông Kvindesland cho rằng, "Israel cần Iran nhiều hơn Iran cần Israel. Israel luôn là bên chủ động. Nhưng Nhà vua Iran muốn tìm cách cải thiện quan hệ Iran với Mỹ, mà vào thời điểm đó, Israel được coi là cách tốt nhất để thực hiện điều đó”.

“Ngoài ra còn có triển vọng thành lập một cơ quan an ninh. Cơ quan Tình báo và An ninh Iran (SAVAK) được cơ quan tình báo Mossad của Israel đào tạo một phần. Iran có thể nhận sự đào tạo từ đối tác khác, nhưng Israel rất mong muốn làm điều này cho Iran vì Israel cần một đối tác ở Trung Đông, khu vực có xu hướng chống chủ nghĩa Do Thái và chống Israel”.

Theo nhà phân tích, các quyết định của Nhà vua Iran chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu liên minh, an ninh và thương mại, chứ không quan tâm đến quyền lợi của người Palestine.

Trước khi thành lập nhà nước Israel vào năm 1948, hơn 700.000 người Palestine đã bị lực lượng dân quân theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái thanh lọc sắc tộc tại chính quê hương của họ.

Điều gì đã xảy ra sau cuộc cách mạng Hồi giáo Iran?

Tuy nhiên, kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, quan hệ giữa hai nước đã chuyển từ đối tác thành kẻ thù “không đội trời chung.

"Cuộc cách mạng Hồi giáo là bước chuyển lớn trong lịch sử Iran hiện đại, đem đến thay đổi lớn cả trong tình hình nội bộ lẫn tầm nhìn đối ngoại. Trong số các nước bị phong trào cách mạng Hồi giáo Iran coi là đáng trách, Israel mang nhiều “tội” hơn bất cứ quốc gia nào", giáo sư David Menashri, chuyên gia về Iran tại Đại học Tel Aviv (Israel) nói.

Năm 1979, vua Mohammad Reza Pahlavi bị lật đổ trong một cuộc cách mạng Hồi giáo và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran mới ra đời.

Nhà lãnh đạo cách mạng Iran Ayatollah Khomeini đã mở ra một thế giới quan mới, trong đó phần lớn chấp nhận Hồi giáo và chủ trương đối đầu với các cường quốc "ngạo mạn" trên thế giới và các đồng minh của họ trong khu vực. Bởi vì những thế lực này đàn áp người khác - kể cả người Palestine - để phục vụ lợi ích cá nhân.

Thủ lĩnh Ayatollah Khomeini, người sáng lập ra Nhà nước Hồi giáo Iran,  sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

Iran cắt đứt mọi quan hệ với Israel. Công dân Iran không được phép đến Israel nữa, các đường bay giữa hai nước bị hủy và đại sứ quán Israel ở Tehran được chuyển đổi thành đại sứ quán của người Palestine.

Thủ lĩnh Khomeini cũng tuyên bố ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng chay Ramadan của người Hồi giáo là "Ngày Al-Quds". Kể từ đó, các cuộc biểu tình lớn đã được tổ chức trên khắp Iran vào ngày này để ủng hộ người Palestine. Cần lưu ý rằng Jerusalem được gọi là Thành phố Thánh trong tiếng Ả Rập.

Ông Trita Parsi, Phó chủ tịch điều hành của Viện các quốc gia có trách nhiệm ở Quincy nói rằng, Thủ lĩnh Khomeini phản đối việc coi vấn đề Palestine là sự nghiệp chính nghĩa dân tộc Ả Rập, mà tìm cách biến nó thành sự nghiệp chính nghĩa của Hồi giáo, để Iran không chỉ có khả năng ủng hộ chính nghĩa của người Palestine mà còn có khả năng lãnh đạo sự nghiệp này.

“Để xóa bỏ sự chia rẽ giữa người Ả Rập và người Ba Tư, cũng như giữa người Sunni và người Shia, Iran đã áp dụng lập trường tích cực hơn về vấn đề Palestine để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong thế giới Hồi giáo và đặt các quốc gia Ả Rập đồng minh với Mỹ vào thế phòng thủ”.

Trong nhiều thập kỷ, cả hai bên đã tìm cách củng cố và mở rộng quyền lực cũng như ảnh hưởng của mình trong khu vực. Sự thù địch lẫn nhau ngày càng gia tăng.

Iran hiện hỗ trợ một mạng lưới các nhóm chính trị và vũ trang ở một số quốc gia trong khu vực, bao gồm Liban, Syria, Iraq và Yemen, được gọi là "trục kháng chiến". Những nhóm này ủng hộ chính nghĩa của người Palestine và coi Israel là kẻ thù.

Trong nhiều năm, Israel đã ủng hộ nhiều nhóm phản đối chính quyền Iran. Tehran tuyên bố một số nhóm trong số đó được coi là "các tổ chức khủng bố", bao gồm Mujaheddin al-Qaeda (MEK) có trụ sở ở châu Âu và các nhóm Sunni có trụ sở tại tỉnh Sistan-Baluchistan phía đông nam Iran, cũng như một số nhóm vũ trang người Kurd có trụ sở tại khu vực Kurdistan của Iraq.

Xung đột trên nhiều mặt

Căng thẳng giữa Iran và Israel không chỉ giới hạn ở ý thức hệ hoặc các nhóm ủy nhiệm.

Hai nước được cho là đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công trong và ngoài nước nhằm vào lợi ích của nhau, nhưng cả hai đều công khai phủ nhận điều này. Đây được gọi là "cuộc chiến tranh trong bóng tối", nhưng khi tình trạng thù địch ngày càng gia tăng, nó dần dần lộ rõ.

Chương trình hạt nhân của Iran là trung tâm của một số cuộc tấn công lớn nhất. Israel, quốc gia được cho là đang bí mật sở hữu hàng chục vũ khí hạt nhân, từng tuyên bố sẽ không bao giờ cho phép Iran phát triển bom hạt nhân. Trong khi đó, Iran khẳng định chương trình hạt nhân của mình là vì mục đích dân sự.

Israel và Mỹ được cho là đứng sau phần mềm độc hại "Stuxnet" gây thiệt hại đáng kể cho các cơ sở hạt nhân của Iran trong thế kỷ 21.

Các cơ sở hạt nhân và cơ sở quân sự của Iran đã nhiều lần hứng chịu các cuộc tấn công tàn khốc, trong đó Tehran đổ lỗi cho Israel. Iran cũng thường xuyên công bố tin tức về việc ngăn chặn các cuộc tấn công tàn khốc.

Ngoài ra, có nhiều cuộc tấn công nhằm vào công dân Iran, trong đó có hàng loạt nhà khoa học hạt nhân nổi tiếng. Một trong những vụ ám sát xảy ra vào năm 2020, khi nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran Mohsin Fakhrizadeh bị sát hại bởi súng máy điều khiển bằng vệ tinh kết hợp nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo được cài đặt trên một chiếc xe bán tải. Sau đó, vũ khí này phát nổ để tiêu hủy bằng chứng.

Hiện trường vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Mohsin Fakhrizadeh tại ngoại ô Teheran của Iran năm 2020.

Ở phía ngược lại, Israel và các đồng minh phương Tây đã cáo buộc Iran đứng sau một loạt cuộc tấn công chống lại lợi ích của Israel, bao gồm một số cuộc tấn công bằng UAV và tấn công mạng nhằm vào các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Israel.

Quan hệ giữa hai bên có thể bình thường hóa?

Một số quốc gia Ả Rập trong khu vực đã chọn bình thường hóa quan hệ với Israel nhằm tìm kiếm thêm sự hỗ trợ của phương Tây.

Cùng lúc đó, vào tháng 3/2023, Ả Rập Xê Út, một quốc gia hùng mạnh trong khu vực, đã đạt được thỏa thuận với Iran thông qua trung gian của Trung Quốc và khôi phục quan hệ ngoại giao song phương. Trước đó, hai nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao trong 7 năm.

Hoa Kỳ đã cố gắng làm trung gian cho một thỏa thuận tương tự giữa Ả Rập Xê Út và Israel. Tuy nhiên, mọi triển vọng trở lại quan hệ bình thường giữa Tel Aviv và Riyadh đã bị tạm dừng, ít nhất là vào thời điểm hiện tại, trong bối cảnh Israel tiếp tục ném bom vào Gaza gây ra thảm họa nhân đạo khiến hơn 41.600 người, trong đó có gần 16.500 trẻ em thiệt mạng

Nhưng đối với cơ chế hiện tại của Iran, bất kỳ sự hòa giải nào với Israel đều không thể thực hiện được.

Iran phản đối quyền bá chủ của Mỹ ở Trung Đông, trong khi Israel phản đối bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm rút quân khỏi khu vực. Các nhóm liên kết với Iran thường xuyên tấn công các căn cứ của Mỹ ở Iraq và Syria.

Ông Trita Parsi, Phó chủ tịch điều hành của Viện các quốc gia có trách nhiệm ở Quincy cho rằng đây là một "cuộc cạnh tranh giành quyền thống trị và quyền lực trong khu vực, và hai nước đã mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh cấp độ thấp kéo dài hơn một thập kỷ".

Với những căng thẳng đang gia tăng trong những ngày gần đây, khả năng bình thường hóa quan hệ giữa hai nước là hoàn toàn không thể. 

User
Ý KIẾN

Người đứng đầu cơ quan y tế của Liên hợp quốc cho biết hôm thứ Năm rằng, hàng chục nhân viên y tế đã thiệt mạng trong vòng 24 giờ tại Liban. Đồng thời ông nêu rõ về những điều kiện "khó khăn và nguy hiểm" ở một số khu vực của Liban đang chịu sự ném bom của Israel.

Không quân Israel vào đêm qua đã tiến hành cuộc không kích vào thành phố Tulkarem ở khu Bờ Tây. Thông tin ban đầu cho biết, ít nhất 18 người Palestine thiệt mạng trong cuộc tấn công, trong đó có một thủ lĩnh cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas ở Tulkarem tại Bờ Tây, ông al-Razeq Oufi.

Nhiều vụ nổ lớn đã làm rung chuyển thủ đô Beirut, Liban vào rạng sáng 4/10. Theo thông tin cập nhật của Bộ Y tế Liban, ít nhất 37 người thiệt mạng và 151 người bị thương trong các cuộc tấn công của Israel vào Liban trong 24 giờ qua.

Mối quan hệ giữa Iran và Israel đang rơi vào tình trạng căng thẳng leo thang chưa từng có, với việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đe dọa sẽ trả đũa vụ Iran bắn khoảng 180 quả tên lửa vào Israel hôm 1/10. Từ chỗ là đối tác thân cận trước cách mạng Hồi giáo, đến nay, hai nước đã trở thành kẻ thù “không đội trời chung”.

Dựa trên kết quả quý III/2024, Nga tiếp tục vượt Mỹ về nguồn cung khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU) với 13,3 tỷ m³.

Tân Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte ngày 3/10 đã có chuyến thăm đầu tiên trên cương vị mới đến Ukraine. Ông Rutte đã có cuộc thảo luận với Tổng thống Volodymyr Zelensky về kế hoạch chấm dứt xung đột tại Ukraine.

Các vụ nổ lớn đã làm rung chuyển ngoại ô Beirut của Liban đêm 3/10. Phần lớn trong số chúng xảy ra ở khu vực Dahiyeh. Truyền thông Israel đưa tin Thủ lĩnh mới của Hezbollah Hashem Safieddine là mục tiêu trong các cuộc không kích.

Hãng tin AFP dẫn nguồn tin thân cận với Hezbollah cho biết, Israel đã tiến hành hàng loạt cuộc không kích liên tiếp vào thành trì của nhóm này ở phía Nam Beirut, Liban vào đêm qua, 3/10.

Theo The Kyiv Independent, Ukraine đã phủ nhận cáo buộc của Nga về vụ tấn công nhà máy điện hạt nhân Kursk hôm 3/10.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller ngày 3/10 tuyên bố, nước này ủng hộ các hoạt động của Israel chống lại nhóm vũ trang Hezbollah ở Liban.

Thị trấn Hilario Ascasubi nằm ở phía đông Argentina gần bờ biển Đại Tây Dương đang gặp rắc rối khi hàng ngàn con vẹt đồng loạt đổ bộ vào thị trấn. Số lượng vẹt có thời điểm còn lớn hơn cả số người dân địa phương, gây ra những bất tiện không nhỏ.

Thị trấn Atafona tại bang Rio de Janeiro, Brazil đang đứng trước nguy cơ bị "nuốt chửng" khi nước biển dâng cao do hiện tượng nóng lên toàn cầu, làm xói lở nghiêm trọng đường bờ biển.

Quân đội Israel ngày 3/10 đã cảnh báo người dân sơ tán khỏi một thành phố và các cộng đồng khác ở miền nam Liban ngay lập tức. Phía Israel báo hiệu có thể mở rộng chiến dịch trên bộ được phát động vào đầu tuần này nhằm vào nhóm chiến binh Hezbollah.

Hàng nghìn người đam mê thiên văn học và người dân ở các tỉnh miền Nam Argentina và Chile đã có dịp chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra vào ngày 2/10.

Quân đội Liban ngày 3/10 cho biết đã bắn trả lực lượng Israel sau khi một binh sĩ thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Israel, đánh dấu lần đầu tiên quân đội nước này tham gia vào cuộc chiến với Israel.

Những vụ nổ lớn làm rung chuyển bầu trời gần sân bay chính của Beirut, Liban vào sáng sớm ngày 4/10, chỉ vài phút sau khi một máy bay hạ cánh.

Theo báo cáo của chính quyền địa phương, ít nhất 78 người đã thiệt mạng khi một chiếc thuyền chở khoảng 278 hành khách bị lật trên hồ Kivu ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) vào thứ Năm.

Hàn Quốc chính thức bước vào cuộc đua công nghệ cùng các cường quốc quân sự với loại tên lửa đạn đạo tầm trung phi hạt nhân Hyunmoo-V mang sức mạnh huỷ diệt cùng đầu đạn nặng tới 9 tấn có khả năng xuyên phá hầm ngầm kiên cố và tiếp cận mục tiêu với tốc độ gấp 10 lần âm thanh.

Công nhân bốc xếp đã đồng loạt đình công ở các cảng lớn dọc Bờ Đông và Bờ Vịnh nước Mỹ, có thể gây ra tổn thất nặng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như đe dọa làm gián đoạn thương mại hàng hải toàn cầu.

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 3/10 thông báo Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ thăm Philippines, Singapore và Lào vào tuần tới để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tổ chức các cuộc hội đàm song phương.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 3/10 tuyên bố đã hạ sát thủ lĩnh Hamas Rawhi Mushtaha, người đóng vai trò "Thủ tướng" của chính quyền Hamas ở Dải Gaza và được coi là cánh tay phải của thủ lĩnh phong trào này, Yahya Sinwar.

Quân đội Nga ngày 3/10 xác nhận đã kiểm soát hoàn toàn thị trấn Ugledar tại Donetsk. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết các đơn vị của nhóm quân “phía Đông” của nước này đã giành quyền kiểm soát thị trấn Ugledar (phía Ukraine gọi là Vuledar) tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 2/10 đã tới bang North Carolina và South Carolina, trong khi Phó Tổng thống Kamala Harris tới bang Georgia để thị sát những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Helene, đồng thời phân phát viện trợ cho người dân.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 3/10 xác nhận đã tiến hành một cuộc không kích bằng vũ khí chính xác vào trung tâm thủ đô Beirut của Liban.

Tân Thủ tướng Shigeru Ishiba được kỳ vọng sẽ vừa thừa nhận giá trị của liên minh với Mỹ, lại vừa tăng cường nền độc lập của Nhật Bản, đồng thời theo đuổi các thỏa thuận an ninh tập thể với các đối tác có cùng chí hướng ở châu Á.

Ngày 3/10, người phát ngôn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Iran (CAO) cho biết đã nối lại các chuyến bay đến và đi từ nước này vào sáng thứ Năm, sau khi tạm dừng do các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel vào tối thứ Ba.

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/10 xác nhận các đơn vị của nhóm quân “phía Đông” của nước này đã giành quyền kiểm soát thị trấn Ugledar (phía Ukraine gọi là Vuhledar) tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

Iran mới đây tấn công các thành phố lớn ở Israel bằng ít nhất 180 tên lửa đạn đạo. Hai đối thủ này đang tiến gần hơn đến đối đầu trực tiếp. Vậy tương quan lực lượng giữa Israel và Iran về năng lực quân sự, khả năng tấn công lẫn nhau và cách thức bảo vệ lãnh thổ có gì đặc biệt?

Israel đã phát động một cuộc tấn công chết người vào một tòa nhà ở quận Bashura, sát trung tâm thành phố Beirut nhất kể từ khi chiến dịch ném bom bắt đầu vào tuần trước.

Sáng sớm 3/10 theo giờ địa phương, sau khi người phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Israel ra lệnh sơ tán người dân một số khu vực ở ngoại ô phía nam Beirut, thủ đô Liban, quân đội Israel đã tiến hành nhiều đợt không kích vào khu vực này.

Sau gần hai tháng chuẩn bị và hứa hẹn, cuối cùng, Iran đã tiến hành cuộc tấn công tên lửa vào lãnh thổ Israel. Theo phía Israel, đã có 181 tên lửa đạn đạo và hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Iran. Còn theo IRGC (Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran), họ đã sử dụng khoảng 500 tên lửa các loại trong cuộc tấn công này.

Hai chuyến bay từ Thủ đô Beirut đã đến thành phố Larnaca, Cộng hòa Síp vào 2/10, chở theo những công dân Liban chạy trốn khỏi các cuộc không kích đang diễn ra ở đất nước họ.

Quân đội Israel cho biết, 8 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh trên bộ với Hezbollah ở miền Nam Liban. Ba trong số những người thiệt mạng là chỉ huy và bảy binh sĩ khác bị thương nặng.

Liên quan tới tình hình ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ cùng các đồng minh đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt Iran sau khi nước này phóng gần 200 quả tên lửa vào Israel. Tuy nhiên nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định, ông không ủng hộ Israel không kích các cơ sở hạt nhân của Iran.

Rạng sáng ngày 3/10, theo giờ Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp về tình hình Trung Đông, liên quan tới leo thang căng thẳng giữa Israel và Iran. Tại cuộc họp, đại sứ Israel và Iran đã cảnh báo về khả năng trả đũa nhau, bất chấp những lời kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng của cộng đồng quốc tế.

Tính đến nay, số người thiệt mạng do bão Helene ở Mỹ đã tăng lên 189, trong khi vẫn còn hàng trăm người mất tích. Đây được xem là cơn bão gây thiệt hại về người lớn thứ hai tại Mỹ trong 50 năm qua.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraine đang nỗ lực tăng cường năng lực quân sự, sản xuất nhiều loại vũ khí và đạn dược, nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn viện trợ từ các đối tác và đồng minh phương Tây.

Lực lượng vũ trang Latvia đã tăng cường năng lực phòng không bằng cách triển khai các đơn vị phòng không và radar phát hiện phương tiện bay không người lái (UAV) tiên tiến gần biên giới với Nga và Belarus.

Ngày 2/10, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi tuyên bố nước này sẽ đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa mới đây của Iran.

Ngày 2/10, hàng trăm nghìn sinh viên và những người chỉ trích chính quyền của Tổng thống Argentina Javier Milei đã xuống đường biểu tình tại các thành phố lớn của nước này để phản đối việc chính phủ cắt giảm nghiêm trọng nguồn tài trợ cho các trường đại học công lập.

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary, ông Peter Szijjarto ngày 2/10 cho biết, Hungary đã chặn kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) về việc mở rộng phái bộ hỗ trợ chung cho Ukraine và gửi huấn luyện viên quân sự tới nước này.

Hiệp hội nghiên cứu hoa bia phía bắc Munich (Đức) đang phát triển một vườn ươm thực vật bao gồm 7.000 giống cây trồng. Các nhà nghiên cứu gọi đây là chìa khóa để chống lại biến đổi khí hậu, hiện tượng đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến ngành bia Đức.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 2/10 cho biết, Nga đã bác bỏ khả năng đàm phán hạt nhân với Mỹ vì lý do lập trường của Washington về việc mở rộng của NATO.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông, ngày 2/10, nhiều quốc gia đã khuyến cáo công dân rời khỏi các nước Iran và Liban.

Phiên tòa xét xử Gisella Dahiana Madrid, y tá của huyền thoại bóng đá Diego Maradona đã bắt đầu vào thứ Tư, ngày 2/10 tại Argentina, gần 4 năm sau khi ông qua đời.

Quân đội Israel ngày 2/10 thừa nhận rằng một số căn cứ không quân của họ đã bị đánh trúng trong cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo lớn của Iran vào quốc gia này vào đêm 1/10, nhưng nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công không gây ra thiệt hại nào cho hoạt động của Không quân Israel.