Nhà sách Mão, nhà sách lâu đời bậc nhất Hà Nội
Khu tập thể số 5 Đinh Lễ từ lâu đã là điểm đến thân thuộc của bao người yêu sách. Nằm trên tầng 2 của một khu tập thể ẩn sâu trong ngõ số 5 phố Đinh Lễ, ít ai biết nhà sách Mão lại là nơi khởi phát đầu tiên để hình thành phố sách Đinh Lễ như ngày nay.
Những ngày đầu thu, khi nắng vẫn chưa hết phần oi ả, bỏ lại đằng sau sự ồn ào nơi phố thị, chỉ cần bước vào con ngõ nhỏ số 5 Đinh Lễ sẽ cho ta một cảm giác trái ngược hoàn toàn.
Đường đến với nhà sách Mão rất thú vị, phía bên trong con ngõ nhỏ hẹp là không gian vô cùng rộng và thoáng, tán cây cổ thụ ôm lấy căn gác 2 của khu nhà, nơi có nhà sách Mão tọa lạc. Không biển quảng cáo hút mắt, không chương trình ưu đãi, nhưng thứ thu hút bạn đọc đến với nhà sách Mão là mùi thơm của giấy cũ và giá trị văn hóa lịch sử trong những cuốn sách hiếm thấy.
Một lối cầu thang hẹp dẫn lên tầng 2 của khu tập thể, hiện ra trước mắt là một ngôi nhà nhỏ cấp bốn, mái được lợp bằng gạch ngói đỏ, tường được phủ sơn xanh tươi mát. Cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng của sách cũ đã lôi cuốn chúng ta tiến vào sâu hơn bên trong không gian tĩnh lặng này. Đó chính là nhà sách Mão - nhà sách đầu tiên được mở ra trên phố sách Đinh Lễ nổi tiếng nhất Hà Thành.
Năm 1990, ông Lê Luy về hưu, đồng lương ít ỏi cùng gánh nặng chăm sóc con nhỏ khiến ông trăn trở làm sao để thoát nghèo. Khi ấy, ông đạp xe khắp nơi để bán bánh kẹo. Nhiều người là học trò cũ thấy thầy giáo đạp xe đi bán hàng mà không cầm được nước mắt. Ngay sau đó, vợ ông - bà Phạm Thị Mão cũng rời Tổng Công ty Phát hành sách về nghỉ hưu. Có sẵn kinh nghiệm chọn sách và các mối quan hệ trong nghề, ông bà quyết định mượn hàng xóm chiếc xe nôi để bày vài chục cuốn sách bán dạo bên tháp Hoà Phong, gần bưu điện Bờ Hồ.
Qua vài năm bươn chải, vợ chồng ông bà góp nhặt, cộng với vay mượn ngân hàng đủ 1.000 đô la Mỹ ngày đó để mua một căn nhà nhỏ trên gác 2 khu tập thể số 5 Đinh Lễ vừa để ở và vừa mở rộng việc kinh doanh sách. Tầm nhìn và tài năng của bà Mão được minh chứng rõ nét bởi quyết định mua và in độc quyền cuốn sách mang tên "Almanach - Những nền văn mình thế giới".
Sự thành công nhanh chóng của cuốn sách đầu tiên khiến ông bà có thêm động lực để để đầu tư thời gian, tâm huyết xuất bản những tác phẩm có giá trị khác. Ông Luy luôn tâm niệm, mỗi cuốn được xuất bản đều chứa đựng niềm đam mê và tri thức mà ông bà muốn truyền đi qua từng trang viết. Với ông, mỗi tác phẩm được ra đời còn gắn với hình ảnh của người vợ tần tảo.
Những ngày đầu tiên vất vả với sự nghiệp làm sách, về tình yêu và lòng quyết tâm nuôi dưỡng văn hóa đọc. Để rồi từ đó, mở ra một cái nhìn mới. Nó không chỉ là tình yêu với sách, tình yêu với một nơi cũ kỹ thơm mùi giấy mà hơn cả là sự trân trọng và biết ơn đối với những con người đã dành cả đời mình để nâng niu từng con chữ. Tình yêu với người vợ của mình, chính là động lực để ông Luy tiếp tục phát triển và xây dựng nhà sách.
"Vợ tôi từ năm 2003 bị tiểu đường và cao huyết áp. Mặc dù đi không vững, cơm chưa ăn được nhưng chỗ nào có sách hay bà vẫn đi. Sự cố gắng của vợ tôi giúp tôi có thể duy trì nhà sách này. Hiện nay, cũng có nhiều người rất yêu sách. Không chỉ có 2 thế hệ đâu, mà có những gia đình cả 3 thế hệ đều đến đây để đọc sách, có người đi du học Mỹ về giáo sư tiến sĩ rồi vẫn nhớ vẫn đến đây bảo rằng bao năm thời sinh viên gắn bó với nhà sách nhà tôi." ông Luy chia sẻ.
Giữa chốn phố thị đông người và sự ồn ào của nhịp sống nhanh, nhà sách Mão là nơi dừng chân yên bình, nhuốm màu thời gian của người yêu sách.
Nhà sách Mão sau khi được sửa sang lại đã trở thành một địa điểm yêu thích của rất nhiều độc giả ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bạn trẻ. Mỗi vị khách bước chân vào không gian của nhà sách Mão sẽ thực sự bị bất ngờ, vì nhìn từ bên ngoài vào nhà sách trông có vẻ nhỏ hẹp, nhưng bên trong lại thoáng và nhiều sách vô cùng.
Cả gian nhà được sơn bằng một màu xanh dịu mắt, sàn nhà và các giá sách đều được làm bằng gỗ, trông rất hài hòa. Còn một điều ấn tượng nữa của không gian sách nhỏ xinh này, đó chính là căn nhà được chia làm hai tầng, nhưng giữa chúng không có trần ngăn cách, mà để thoáng ở giữa. Sách được bày lên giá kê sát tường, cao và kín cả bốn phía xung quanh, giữa nhà là một cầu thang xoắn ốc dẫn lên tầng 2.
Thiết kế này làm cho không gian mở và để được nhiều sách hơn. Nhà sách sau khi được làm lại vẫn giữ được nét cổ điển của một ngôi nhà thời Pháp thuộc, khiến cho khách hàng có cảm giác mình như đang quay lại cuộc sống của những năm 70 - 80, không đầy đủ tiện nghi nhưng ấm áp và quen thuộc.
Có lẽ, chính tình yêu và sự trân trọng dành cho những cuốn sách là sợi dây vô hình gắn kết mọi người với nhà sách. Sau này, nhiều người dù có thành công hay có đi xa đến đâu, vẫn không quên quay lại với nhà sách Mão.
Giờ đây đến với nhà sách Mão, mọi người không chỉ được đọc sách mà còn được thưởng thức các loại đồ uống giải khát. Trà bạc hà, sấu đá hay cacao được gọi với những cái tên vô cùng đáng yêu: Trà bạc bẽo như anh Hà, sấu bồ đá, cacao chủ tịch Mao…
Với hơn 1.000 đầu sách ở tất cả các thể loại: Tiểu thuyết, văn học kinh điển, văn học phương Đông, văn học Trung Quốc, sách khoa học, truyện tranh… và độ tuổi khác nhau, bạn sẽ dễ dàng tìm lại tuổi thơ của mình với những quyển tạp chí Thiên Thần Nhỏ, truyện tranh Tí Quậy… Sau lưng là sách, trước mặt là sách, xoay mọi góc vẫn thấy được hàng ngàn sách bao bọc lấy mình. Không gian này cứ luôn có một sức hút đặc biệt như thế, đủ để níu chân bất kể độc giả yêu sách nào, dù đó là người thường xuyên ghé qua hay là lần đầu lui tới.
Có một điều kỳ lạ là dù nhiều người liên tục ra vào ngõ, lên nhà sách Mão nhưng họ đều im lặng đến và im lặng ra về với những cuốn sách mới trên tay. Bao nhiêu năm qua, đều đặn hàng tháng.
Ông Kiều Tràng Mão đi xe buýt từ thị xã Sơn Tây vào phố, ghé vào Nhà sách Mão tìm mua những cuốn sách như một thói quen: "Có nhiều sách hay tìm được ở đây nơi khác không có. Mục đích xa mình đọc sách làm gương cho con cháu. Mỗi năm đến hè tôi lại dẫn tụi trẻ con đến đây sau khi đi Quốc Tử Giám để cho con cháu đi chơi, đến đây vì thích sách. Các bạn sinh viên đến đây rất nhiều".
Vào một ngày cuối tuần nếu mọi người chưa có kế hoạch gì, thì hãy thử tìm đến nhà sách Mão - một địa điểm không đông vui tấp nập nhưng chắc chắn là điểm dừng chân lý tưởng giúp thư giãn tinh thần sau chuỗi ngày làm việc vất vả.
Không gian ở khu tập thể cũ trao cho mỗi một vị khách ngang qua nơi này khoảng tĩnh lặng để suy ngẫm, để thỏa sức tưởng tượng đến bất kỳ thế giới nào qua từng trang sách. Nơi này cũng thỏa mãn những người đi tìm cảm giác được chạm, được hít vào thở ra không khí hoàn toàn khác, thứ đã lắng đọng lại nhiều năm gắn với việc đọc và mua bán sách. Có lẽ vì thế mà qua bao biến đổi, thăng trầm thì những tiệm sách cũ như nhà sách Mão vẫn sống ẩn mình giữa bao náo nhiệt của thủ đô, lưu giữ lại những giá trị văn hóa lịch sử qua những cuốn sách nhuốm màu thời gian.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Là cây ưa khô ráo, nắng hạn, cách đây hơn 2 tháng, hàng nghìn cây hoa giấy ở Phù Đổng có nguy cơ bị thối rễ do ngập nước. Người dân làng Phù Đổng đã kiên trì hồi sinh cho những cây hoa giấy, để giờ đây, các nhà vườn lại rực rỡ sắc màu.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.
Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.
Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
Lần thứ tư tổ chức, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu, qua đó, tinh thần sáng tạo được lan toả rộng khắp.
Triển lãm “Hình đồng đất Việt - Ký ức Đông Sơn” đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ, nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
“Tôn cựu, nghênh tân” là chủ đề của cuộc triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cũ, 46 Hàng Bài, Hà Nội.
Sáng 18/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã dự khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.
Không gian vườn hoa Tao Đàn có vai trò kết nối cảnh quan, không gian kiến trúc đô thị với các công trình quan trọng trong khu vực như tòa nhà Thông tấn xã Việt Nam, trường ĐH Dược và quần thể Đại học Tổng hợp Hà Nội, trong lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
Bảng nội quy được đặt ngay trước cổng chùa Yên Phú thuộc huyện Thanh Trì, quy định: “Không mang vàng mã vào chùa”. Người tới lễ chùa đã quen và cảm thấy thoải mái với nội quy này.
Chào mừng ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.
Xu hướng du lịch tại chỗ, hay còn gọi là staycation đang trở nên phổ biến khi nhiều người lựa chọn du lịch ngay trong chính thành phố nơi mình sống. Nó như một cách khám phá lại thành phố và cảm xúc của chính mình.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
Cây cổ thụ nói chung và cây di sản Việt Nam nói riêng là báu vật của mỗi làng quê, đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian.
UBND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, đã tổ chức Lễ hội đua mảng truyền thống trên sông Gâm và chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao năm 2024.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo.
Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.
Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....
Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".
Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.
Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.
Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.
Ngày 15/11/2024, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ tài hoa Văn Cao, gia đình ông phối hợp cùng các đơn vị tổ chức một đêm nhạc đặc biệt mừng sinh nhật lần thứ 101 của ông với chủ đề "Văn Cao - Cha và Con”.
Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội giờ đây đã trở thành ngôi nhà chung của hàng chục nhiếp ảnh gia cao tuổi. Đam mê sáng tạo, ngay cả thành viên tuổi ngoài 80 cũng không ngại xách máy tới các làng nghề ngoại thành để tác nghiệp.
Trong không gian nghệ thuật B&C Maison d’Art, Triển lãm "Hồn Dó" với 50 tác phẩm được thực hiện trên chất liệu giấy dó của họa sĩ Ngô Đức Hoàng đã tạo nên ấn tượng đặc sắc với công chúng yêu nghệ thuật.
Hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Hộp Ký ức 4.0".
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã thu hút rất đông người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm. Trong đó, nhiều người đặc biệt ấn tượng với tổ hợp triển lãm nghệ thuật được trưng bày tại Đại học Khoa học Tự nhiên, với nét kiến trúc và các tác phẩm mỹ thuật mang phong cách Đông Dương.
Sáng 15/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang (LLVT) - Chiến tranh cách mạng, giai đoạn 2019 - 2024.
Tối 14/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất đã khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo.
Đã từ lâu, đối với người dân Việt Nam khi nói đến hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng.
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, tối 14/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi video clip toàn quốc "Người lính tôi yêu" và cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”.
0