Nhiễm khuẩn Salmonella nguy hiểm thế nào?

Vi khuẩn Salmonella- nguyên nhân khiến hàng trăm học sinh trường Ischool Nha Trang bị ngộ độc - là một vi khuẩn có sức đề kháng rất cao, có thể tồn tại trong nước từ hai đến ba tuần. Ngộ độc do Salmonella có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong.

Tối 21/11, Sở Y tế Khánh Hòa cho biết kết quả phân lập nuôi cấy mẫu phân ghi nhận, tác nhân khiến hàng trăm học sinh trường Ischool Nha Trang ngộ độc, một trẻ tử vong là vi khuẩn Salmonella.

Theo đó, kết quả phân lập nguyên nhân ban đầu từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh viện cho thấy, tác nhân gây bệnh là Salmonella group, nhạy cảm với phần lớn kháng sinh, trong đó ghi nhận một trường hợp kháng với các kháng sinh là Gentamicin, Amikacin, Tobramicin.

PGS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết Salmonella rất độc vì sinh ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố này không bị phân huỷ bởi nhiệt nên dù thực phẩm nấu chín, người dùng vẫn có thể bị ngộ độc. Ngoại độc tố của vi khuẩn salmonella vào cơ thể sẽ trực tiếp gây bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. 

Vi khuẩn Salmonella có thể gây nhiễm trùng nặng và nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em hoặc người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch kém.

Bệnh nhiễm khuẩn salmonella (ngộ độc thực phẩm) là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của ruột non, xảy ra khi vi khuẩn salmonella xâm nhập vào cơ thể. Hầu hết các trường hợp ngộ độc nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp nặng hơn, người bị ngộ độc cần phải được chăm sóc y tế đúng cách.

Trong một số trường hợp, tình trạng tiêu chảy do nhiễm khuẩn salmonella có thể gây mất nước nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế kịp thời. Các biến chứng có nguy cơ đe dọa tính mạng cũng có thể phát triển nếu tình trạng nhiễm trùng lan ra ngoài ruột.

Vi khuẩn Salmonella có thể gây nhiễm trùng nặng và nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em hoặc người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch kém. Dấu hiệu khởi phát gồm sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy… Nếu không bù điện giải và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn Salmonella

Vi khuẩn Salmonella có thể tồn tại trong nước từ hai đến ba tuần, ở trong phân từ hai đến ba tháng, bị tiêu diệt ở 100 độ C trong vòng 5 phút và có thể diệt bởi chất sát khuẩn thông thường. Người bệnh có thể lây cho người khác ngay trong thời kỳ ủ bệnh, hoặc người khỏi bệnh mang vi khuẩn sau khi hết các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 2-20% người bệnh vẫn có thể thải vi khuẩn ra môi trường từ hai đến ba tháng sau khi hết các triệu chứng lâm sàng. Một số người bị nhiễm khuẩn mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

Khi nhiễm khuẩn Salmonella, người bệnh thường sốt, đau quặn bụng và tiêu chảy trong vòng 12 - 72 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Những người trưởng thành khỏe mạnh thường bị ốm từ bốn đến bảy ngày. Không ít người bị tiêu chảy nghiêm trọng đến mức bệnh nhân phải nhập viện. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nhiễm vi khuẩn Salmonellacó thể dẫn đến việc sinh vật này đi vào máu và gây ra các bệnh nặng hơn như nhiễm trùng động mạch (tức là chứng phình động mạch bị nhiễm trùng), viêm nội tâm mạc và viêm khớp.

Thực phẩm nào có thể bị nhiễm Salmonella?

Bất cứ nguồn thực phẩm tươi sống nào có nguồn gốc động vật như thịt gia súc, gia cầm, các sản phẩm bơ sữa, trứng và hải sản và một số loại trái cây, rau quả đều có thể bị nhiễm Salmonella. Do vậy, mọi người nên tránh ăn những loại thịt gia súc, gia cầm hay trứng sống hoặc chưa được nấu chín, các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Lưu ý, khi các chuyên gia cảnh báo mọi người không nên ăn những thực phẩm nhất định nào đó trong mùa dịch thì có nghĩa là thực phẩm đó không nên ăn ngay cả khi đã được chế biến hoặc nấu chín.

Xử trí khi bị nhiễm khuẩn Salmonella

Khi bị ngộ độc thực phẩm do Salmonella, quan trọng nhất là bù đắp đủ các chất lỏng và chất điện phân đã mất do bị tiêu chảy. Khi nhiễm vi khuẩn Salmonella nên uống nước hoặc các chất lỏng bổ sung. Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bệnh nhân với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nên tránh các sản phẩm từ sữa. Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm độc.

Với những trường hợp bị nôn không ăn uống được, người bệnh kể cả trẻ nhỏ cũng có thể cần truyền tĩnh mạch.

Thông thường, không dùng kháng sinh và thuốc để ngăn tiêu chảy. Những phương pháp điều trị này có thể kéo dài "giai đoạn mang khuẩn" và sự nhiễm khuẩn. "Giai đoạn mang khuẩn" là khoảng thời gian trong và sau khi nhiễm khuẩn mà có thể lây nhiễm sang người khác. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để làm giảm các triệu chứng. Trong các trường hợp nặng hoặc đe dọa tính mạng, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh đặc hiệu diệt vi khuẩn Salmonella.

Phòng tránh ngộ độc do vi khuẩn Salmonella

Để phòng nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn Salmonella, khi giết mổ súc vật, tuyệt đối không để phân, lông dây vào thịt và các phủ tạng khác. Lòng phải làm kỹ, rửa sạch, không để lẫn với thịt, phải luộc kỹ và ăn ngay, không nên để dành. Không ăn tiết canh, thịt tái...

Thức ăn dự trữ hoặc còn thừa phải được nấu lại trước khi ăn. Cần cảnh giác với những món nguội như thịt đông, patê, giò, chả... vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nên cất giữ thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, không để quá lâu. Với thức ăn sau khi nấu chín cần ăn ngay. Nếu để lại cần để nguội đồ ăn và nhớ cho vào tủ lạnh ngay, chậm nhất là 4 giờ sau khi nấu xong. Hạn chế ăn ở những nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, hãy để thịt sống, trái cây chưa rửa sạch cách xa các thực phẩm đã nấu chín. Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn ở những nơi cung ứng đáng tin cậy, có điều kiện bảo quản tốt. Rửa tay thật sạch trước và sau khi xử lý, chế biến thực phẩm. Rửa trái cây, rau xanh dưới vòi nước chảy. Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nhà bếp sẽ giúp ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn này.

User
Ý KIẾN

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Tuần qua, Trung tâm Thẩm mỹ - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nữ 25 tuổi ở Hà Nội bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.

Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong hôm nay (19/12), cả 4 bệnh nhân trong vụ cháy quán cà phê ở quận Bắc Từ Liêm đều sẽ được chuyển sang Viện bỏng Lê Hữu Trác.

Sáng 18/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức tái khám miễn phí cho toàn bộ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini xảy ra vào tháng 9/2023 ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân), để theo dõi sức khỏe và đánh giá những di chứng do ngạt khói ở những bệnh nhân nặng.

Ca ghép phổi thứ hai đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện phổi Trung ương. Đây là ca ghép được đánh giá là phức tạp, khó khăn, do người mắc nhiều bệnh nền nặng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, tại Việt Nam và Hà Nội nhằm phát hiện sớm các ca mắc, nghi mắc để thực hiện các phương án phòng, chống phù hợp, kịp thời.

Khi chúng ta bị ốm, bị đau, chúng ta thường sẽ có tâm trạng lo lắng và mệt mỏi. Lúc đó, nghệ thuật sẽ là liệu pháp giúp giải tỏa tinh thần.

Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời hai bệnh nhi (2 tuổi) bị ngộ độc sau khi ăn nhầm lá hoa thủy tiên.

Giai đoạn khí hậu, thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc phòng chống bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 44 ca mắc sởi, tăng 19 ca so với tuần trước. Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, Hà Nội sẽ tiếp tục tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1 - 5 tuổi.

Một gia đình bốn người ở huyện Thạch Hà vừa bị ngộ độc do đốt than trong phòng kín để sưởi ấm khi trời trở rét.

Nga đã phát triển thành công vaccine mRNA chống lại ung thư và sẽ phân phối miễn phí cho bệnh nhân vào đầu năm tới. Điều này mở ra hy vọng cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới.

Bộ Y tế vừa có tờ trình về việc ban hành Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.

UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 4193 về việc tăng cường kiểm soát chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gửi Sở Y tế, Bảo hiểm Xã hội thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã.

Hội CCB Thành phố Hà Nội phối hợp với Bệnh viên Quân y 103, Hội CCB huyện Thanh Oai tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 300 cán bộ, hội viên CCB ở 7 xã trên địa bàn huyện.

Thời tiết chuyển rét sâu khiến lượng bệnh nhân bị đột quỵ gia tăng. Nhiều ca nhập viện muộn, đã qua “thời gian vàng” điều trị.

Thời tiết hiện nay tại Hà Nội là môi trường hoàn hảo để dịch bệnh phát triển, trong đó có dịch sởi. Rất nhiều trẻ em đã phải nhập viện trong 1 tháng trở lại đây, đa số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ho, sốt cao và sổ mũi; nhiều trẻ thì có biến chứng rất nặng.

Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa điều trị thành công cho một trẻ sơ sinh 4 ngày tuổi bị sốt xuất huyết.

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện, sáng 14/12, đoàn viên thanh niên Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Tuần lễ hồng EVN lần thứ X” năm 2024 với thông điệp “Vạn trái tim - Một tấm lòng”.

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 80 ca tử vong do bệnh dại.

Năm 2024, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai hiệu quả hoạt động dược lâm sàng theo mô hình “Bệnh viện Chị - Em”, phân công 7 bệnh viện hạng I gồm: Xanh Pôn, Ung bướu Hà Nội, Tim Hà Nội, Thanh Nhàn, Phụ sản Hà Nội, Đức Giang, đa khoa Hà Đông hỗ trợ các bệnh viện hạng II trong triển khai hoạt động dược lâm sàng.

Để chuẩn bị cho lượng máu dự trữ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu để điều trị cho người bệnh.

Do ảnh hưởng không khí lạnh, những ngày vừa qua thời tiết ở Lai Châu chuyển rét đậm, đặc biệt tại các xã vùng cao, nền nhiệt hạ thấp dưới 10 độ đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân.

Với sự chứng kiến của đại diện Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Viện Nghiên cứu Tâm Anh đã công bố triển khai dự án VISTA-1 về thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418 của Hoa Kỳ.

Một nghiên cứu mới đã mang đến hy vọng cho hàng triệu phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu. Theo đó, một số bệnh nhân có thể được theo dõi chặt chẽ và chỉ cần dùng đến các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật và xạ trị nếu bệnh tiến triển xấu.

Rét đậm đã xuất hiện ở nhiều nơi, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ xuống thấp dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ... Vì vậy, việc giữ ấm cơ thể là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ.

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội triển khai thực hiện phần mềm bệnh án điện tử tháng 5/2024. Đây là bệnh viện thứ 10 của ngành y tế Thủ đô thực hiện bệnh án điện tử.

Theo thông tin từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, để chuẩn bị cho lượng máu dự trữ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, Viện dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025. Trong đó, máu nhóm O cần khoảng 50% tổng lượng máu.

Vào thời tiết lạnh, tỉ lệ đột quỵ có thể tăng 20-30% so với những ngày thời tiết bình thường. Mặc dù kiến thức của cộng đồng đã được nâng cao, tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân nhập viện đã qua mất thời gian vàng trong điều trị.

Liên quan đến dịch bệnh "bí ẩn" tại Congo khiến 406 trường hợp mắc, trong đó có 31 ca tử vong, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp.

Thời tiết miền Bắc chuyển mùa khiến nhiều bệnh nhân mắc sởi ở người lớn nhập viện do chủ quan cho rằng, bệnh sởi chỉ ở trẻ em nên không khám, điều trị. Thực tế, người lớn cũng mắc bệnh sởi, có thể gặp những biến chứng khôn lường, thậm chí gây tử vong.

Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hồng Hà vừa bị xử phạt 23 triệu đồng kèm theo đình chỉ hoạt động một phần của cơ sở vì đã không tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đăng ký đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 20, chiều 10/12, với đã số đại biểu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết Quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội quản lý.

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế phối hợp cùng đại diện một số tổ chức quốc tế đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về "Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người", giai đoạn 2021-2025.

Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, số ca mắc sởi tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc sởi có thể tiếp tục tăng lên.

Một thiếu niên 16 tuổi hôn mê sau tai nạn giao thông, được các bác sĩ đưa thân nhiệt về 36,4 độ C, còn gọi 'ngủ đông' nhân tạo, cứu sống ngoạn mục.

Thời tiết Hà Nội tiếp tục duy trì trạng thái lạnh và thậm chí là chuyển rét sâu, các chuyên gia khuyến cáo có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua toàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi, trong đó 19 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi.

Từ năm 2025, khi đi khám, chữa bệnh BHYT người dân cần lưu ý 5 quy định mới này để bảo vệ quyền lợi của mình.

Cục Quản lý Dược đã có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai mua sắm thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong các dịp Tết sắp tới.

Gala Hạt mầm khát vọng lần thứ 2 đã công bố và trao quyết định 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100% trong chương trình hỗ trợ quân nhân hiếm muộn. Chương trình do Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội tổ chức.

Sáng 7/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức hội thảo cập nhật những tiến bộ trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng.