Quá tải du lịch và những hệ lụy

Mặc dù du lịch là nguồn thu rất cần thiết cho chính phủ và doanh nghiệp, nhưng đối với người dân địa phương, những tác động tiêu cực của du lịch đang bắt đầu lớn hơn lợi ích.

Mặt trái của du lịch tàu biển

Du lịch tàu biển đang bùng nổ và doanh số bán vé năm 2023 đã vượt qua mức lịch sử. Theo dữ liệu được Hiệp hội Quốc tế các hãng tàu du lịch (CLIA) cung cấp, năm 1980 chỉ có khoảng 1,4 triệu hành khách đi du lịch đường biển. Năm 2024, CLIA dự kiến đón 36 triệu hành khách và số lượng tàu viễn dương sẽ vượt qua con số 300.

Tàu biển được ưa chuộng bởi giá cả không quá đắt đỏ. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, thì tại một số nước châu Âu, việc đón tàu du lịch cỡ lớn đang được "đặt lên bàn cân" để tính toán giữa lợi ích và nguy cơ mà hoạt động này gây ra cho môi trường, xã hội và kinh tế địa phương.

Du lịch đường biển đang bùng nổ và doanh số bán vé năm 2023 đã vượt qua mức lịch sử.

Kotor là một trong những điểm đến đẹp nhất trên bờ biển Adriatic của Montenegro. Thành phố có những khu phố cổ nép mình dưới chân ngọn đồi xanh, những ngôi nhà mái đất nung và làn nước lấp lánh. Tuy nhiên, thành phố cổ được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại lại đang chật vật để đối phó với sự bùng nổ du lịch gây tắc nghẽn giao thông và những mối lo ngại đối với môi trường.

Chỗ nào cũng thấy người và người, rất nhiều hướng dẫn viên dẫn đoàn khách du lịch. Xe đông, bãi đậu xe lại thiếu, gây ra cảnh ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Chị Doris Dajkovic - người dân Kotor.

Du lịch đóng góp khoảng 1/4 nguồn thu của Montenegro, với doanh thu chiếm 24,5% GDP vào năm 2022. Thế nhưng những năm gần đây, thành phố đầy ắp các di sản như Konor lại bị choáng bởi dòng khách du lịch và tàu du lịch.

Thành phố Konor bị choáng bởi dòng khách du lịch và tàu du lịch.

Chỉ trong một ngày, có tới bốn chuyến du thuyền, mỗi chuyến chở khoảng 5.000 khách, đã neo đậu tại bến cảng Kotor, khiến cơ sở hạ tầng của thành phố càng thêm căng thẳng. Du khách từ các tàu du lịch hiện chỉ phải trả phí 1 euro (tương đương 1,09 USD) để vào thị trấn.

Sự gia tăng du lịch đại chúng cũng đang gây thiệt hại cho môi trường biển địa phương.

Bà Milica Mandic, Viện sinh học biển của Montenegro, cho hay: “Chúng tôi phản đối kiểu quản lý này vì nó khiến sinh vật biển và nhiều lĩnh vực kinh tế xanh khác gặp rủi ro nghiêm trọng”.

Tàu biển được ưa chuộng bởi giá cả không quá đắt đỏ. Nhưng theo nhà phân tích ô nhiễm độc lập hàng đầu của Đức Axel Friedrich, thì một tàu du lịch lớn sẽ thải ra hơn 5 tấn khí thải oxit nito và 450 kg hạt siêu mịn/ngày. Mỗi con tàu như vậy đốt nhiên liệu bằng cả một thị trấn.

Tổ chức phi chính phủ Transport & Environment báo cáo rằng 218 tàu biển hoạt động ở châu Âu năm 2022 đã phát thải lượng oxit lưu huỳnh nhiều hơn bốn lần so với tất cả số ô tô của châu lục này.

218 tàu biển hoạt động ở châu Âu năm 2022 đã phát thải lượng oxit lưu huỳnh nhiều hơn bốn lần so với tất cả số ô tô của châu lục này.

Ngay cả lợi ích dễ thấy nhất của tàu biển cũng đang được đánh giá lại, đó là khả năng chi tiêu mua sắm của hàng triệu khách tàu biển tại các điểm đến châu Âu mỗi năm. Thực tế là trên những du thuyền cỡ lỡn có mọi dịch vụ từ đồ ăn thức uống hay đồ lưu niệm, hàng xa xỉ, thậm chí có cả rạp hát hay nhà hàng.

Một nghiên cứu từ Bergen, Na Uy, cho rằng có tới 40% số hành khách chưa bao giờ rời khỏi các tàu du lịch. Tại các cảng ở châu Âu, các tàu du lịch chỉ lưu lại trung bình 8 giờ đồng hồ hoặc ít hơn tùy hành trình, không đóng góp được nhiều cho kinh tế địa phương.

Năm 2021, thành phố Venice của Italy đã cấm các tàu du lịch lớn neo đậu ở trung tâm văn hóa lịch sử của thành phố và tàu du lịch không còn được phép chạy vào kênh Giudecca của Venice, do những con tàu khổng lồ đã che khuất các cảnh quan lâu đời.

Thiệt hại từ hoạt động du lịch tàu biển đối với khu đầm phá khiến UNESCO khuyến cáo đưa Di sản thế giới Venice vào danh sách “đang bị đe dọa”. Gần đây nhất thành phố này cũng đã hạn chế đoàn du khách không vượt quá 25 người nhằm bảo vệ các di sản.

Italy cấm tàu du lịch vào đầm phá Venice sau cảnh báo của UNESCO vào năm 2021. Ảnh: globetrender.com.

Thành phố Palma de Mallorca của Tây Ban Nha hiện cũng đang xem xét áp dụng lại các giới hạn đối với tàu du lịch, từng được đưa ra vào năm 2022. Quy định này sẽ chỉ cho phép ba tàu cập cảng mỗi ngày và chỉ có một tàu trong số đó được phép có sức chứa hơn 5.000 hành khách. Barcelona cũng đã dừng cho phép tàu du lịch cập cảng phía Bắc từ tháng 10/2023. Khoảng 340 tàu đến Barcelona mỗi năm, từ nay sẽ phải cập một bến khác cách khá xa khu dân cư của thành phố và chỉ có 7 tàu du lịch có thể cập cảng cùng một lúc.

Du lịch quá tải – lợi bất cập hại 

Những phân tích về du lịch tháng 4 vừa qua của Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới chỉ ra rằng 142 trong số 185 quốc gia sẽ lập kỷ lục về du lịch, tạo ra 330 triệu việc làm và thu về 11,1 nghìn tỷ USD trên toàn cầu.

Mặc dù du lịch là nguồn thu rất cần thiết cho chính phủ và doanh nghiệp địa phương, nhưng đối với người dân địa phương, những tác động tiêu cực của du lịch đang bắt đầu lớn hơn những lợi ích đem lại. Tắc nghẽn giao thông, giá thuê nhà, giá sinh hoạt tăng cao khiến người dân ở nhiều thành phố của Bồ Đào Nha cảm thấy mệt mỏi.

Xe tuk-tuk đang ngày càng trở nên phổ biến trên đường phố ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Sáng nào, bà Rosa Alves đứng trên ban công đều thấy cảnh tượng hàng chục chiếc xe tuk-tuk chở khách du lịch lên những ngọn đồi xinh đẹp để ngắm toàn cảnh Lisbon. Sự có mặt của chúng khiến những con đường vốn chật hẹp càng trở nên tắc nghẽn.

Xe tuk-tuk đang ngày càng phổ biến trên đường phố ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: klook.com.

Người phụ nữ 78 tuổi này chia sẻ: “Nếu không quá nhiều xe tuk-tuk thì không sao vì mọi người cần phải làm việc. Nhưng tôi nghĩ cần phải có sự kiểm soát để mọi chuyện không trở nên hỗn độn. Họ dừng đỗ khắp nơi, nhiều người muốn đi bằng xe của mình phải đợi tài xế tuk-tuk đến dắt ra, vì có quá nhiều xe”.

Theo các thông tin trên các phương tiện truyền thông Bồ Đào Nha, đôi khi người dân thậm chí không thể rời khỏi nhà bất cứ khi nào họ muốn do giao thông và xe tuk-tuk đỗ chặn đường. Không chỉ giao thông ách tắc hơn, khu vực này cũng đã thay đổi nhiều. Hàng xóm của bà Rosa bắt đầu rời đi để dành căn hộ cho khách thuê. Sự bùng nổ du lịch khiến giá bất động sản tăng cao đã đẩy nhiều người dân địa phương vào tình cảnh không có khả năng chi trả cho nhà ở.

Trong tháng này, Lisbon đã công bố kế hoạch giảm một nửa số lượng xe tuk-tuk được phép chở khách du lịch trong thành phố và xây thêm chỗ đậu xe sau khi người dân địa phương tiếp tục cảnh báo rằng chúng đang cản trở giao thông và gây thêm rủi ro cho người dân.

Người dân thậm chí không thể rời khỏi nhà bất cứ khi nào họ muốn do giao thông và xe tuk-tuk đỗ chặn đường. Ảnh: dulich.reatimes.vn.

Cách Lisbon 40 phút đi tàu về phía Tây, chính quyền thành phố Sintra đã đầu tư vào nhiều bãi đậu xe bên ngoài thị trấn và nhà ở giá rẻ gần trung tâm với giá thấp hơn.

Hơn ba triệu người mỗi năm đến thăm những ngọn núi và lâu đài của Sintra, một trong những vùng giàu có nhất Bồ Đào Nha nhờ khí hậu và phong cảnh mát mẻ.

Tòa thị chính Sintra cũng cho biết hiện nay thành phố đã yêu cầu giảm số lượng vé tham quan các di tích lịch sử. Cung điện Pena bắt đầu cho phép bán dưới 6.000 vé một ngày, ít hơn một nửa so với số lượng vé được bán vào những năm trước. Nhiều người dân cho rằng họ không có ý định đuổi khách du lịch mà chỉ mong muốn khách du lịch đồng hành cùng họ để cùng giải quyết các rắc rối phát sinh.

Người châu Âu lựa chọn du lịch trọn gói 

Nhà điều hành du lịch lớn nhất châu Âu TUI TRAVEL cho biết doanh thu của công ty này đã tăng gần 1/10, lên 5 tỷ bảng Anh (khoảng 6,5 tỷ USD) trong ba tháng qua nhờ sự gia tăng của các tour du lịch trọn gói.

Dự kiến, chi tiêu của du khách cho các gói như vậy sẽ đạt 117 tỷ USD trong năm nay, tăng 11% so với một năm trước và con số này có xu hướng sẽ còn cao hơn nữa trong năm tới. Nhiều người quay trở lại của xu hướng chọn các gói du lịch trọn gói này là do giá vé máy bay và giá khách sạn tăng cao.

Du lịch là một nhu cầu tất yếu và ngày càng tăng. Giá vé máy bay và khách sạn tăng cao trong thời gian gần đây khiến người ta nghĩ tới các kỳ nghỉ trọn gói đã từng phổ biến một thời. Đó cũng là lựa chọn hàng đầu với những người có thu nhập trung bình và thấp bởi nó ổn định, rẻ và không phát sinh nhiều chi phí. Kỳ nghỉ này, chị Noreen Cannon người Ireland quan tâm nhiều hơn về giá cả, tiện nghi tại khách sạn và một lịch trình phù hợp. Vì thế tour du lịch trọn gói là lựa chọn phù hợp với chị và gia đình.

Du lịch là một nhu cầu tất yếu và ngày càng tăng. Ảnh: Reuters.

Theo nhóm đại lý du lịch ABTA của Vương quốc Anh, các kỳ nghỉ trọn gói chiếm khoảng một nửa số gói được đặt trong năm qua. Trước đây, chúng chủ yếu được những người trên 65 tuổi ưa chuộng nhưng giờ đây các du khách trẻ tuổi cũng quay sang lựa chọn bởi những gói dịch vụ đã ít cứng nhắc hơn so với trước. Dữ liệu của Hiệp hội Lữ hành ABTA của Anh cho thấy khoảng 56% số người trong độ tuổi 25-34 đã chọn gói đặt sẵn chuyến bay và chỗ nghỉ.

Để thích ứng với thị hiếu trẻ hơn, nhà điều hành du lịch TUI đã cung cấp các gói linh hoạt hơn, chẳng hạn như cho phép khách hàng đặt vé với hãng hàng không khác hoặc điều chỉnh thời gian của chuyến đi. Báo cáo của hãng cho biết khoảng 800.000 khách hàng đã chọn gói linh hoạt trong quý tính đến cuối tháng 6, tăng 14% so với một năm trước đó.

Theo Euromonitor, chi tiêu cho các kỳ nghỉ trọn gói ở châu Âu - phổ biến nhất ở người Anh và Đức - dự kiến sẽ đạt 117 tỷ USD trong năm nay, tăng 11% so với một năm trước và sẽ đạt mức cao nhất mới là 125,9 tỷ USD vào năm tới. Số liệu của Euromonitor cho thấy người Anh trung bình chi khoảng 450 USD/người cho những kỳ nghỉ này khi nhà cung cấp kỳ nghỉ trọn gói đàm phán các thỏa thuận với khách sạn, công ty vận tải và những dịch vụ khác để giảm chi phí.

Nhưng cho dù giá tour trọn gói tăng lên thì loại hình du lịch này được dự đoán vẫn sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 3,5% trong khoảng thời gian từ 2024 đến 2029, nhanh hơn gần gấp ba lần so với trước đại dịch Covid-19.

Oman phát triển du lịch ốc đảo xanh 

Oman là quốc gia nằm trên vùng bờ biển phía Đông Nam của bán đảo Ả Rập, thuộc khu vực Tây Á. Dù có khí hậu nóng và khô nhưng quốc gia này lại có những vùng đất trù phú và mát mẻ dọc theo bờ biển. Là điểm đến khá mới mẻ, quốc gia này đang tận dụng lợi thế của mình để thu hút du khách đến với những ốc đảo xanh mát và trù phú trong mùa nắng nóng.

Tỉnh Dhofar của Oman giống như một ốc đảo giữa vùng sa mạc. Nằm ở khu vực có dãy núi song song với bờ biển thu hút gió mùa Tây Nam từ Ấn Độ Dương, Dhofar có khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tươi ngay cả vào những tháng mùa hè.

Thác nước tại Wadi Darbat ở vùng Dhofar của Oman. Ảnh: istockphoto.com.

Dhofar còn có những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp như suối Darbat và hang Al-Marneef. Chính quyền địa phương đã tận dụng lợi thế này để phát triển du lịch, thu hút những người muốn trốn tránh cái nóng vùng Vịnh. Với những du khách như Mohammed Al-Ghaish sống ở Kuwait - quốc gia thường xuyên có nhiệt độ cao kỷ lục thì đây là điểm đến ưa thích.

Dhofar cũng chú trọng tới phát triển nông nghiệp trồng cây ăn trái để tạo nguồn thu cho người dân, đồng thời hướng tới phát triển du lịch bền vững.

Ngành du lịch đầu năm 2024 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ và đang trên đà phục hồi về mức trước đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt nhiều "cơn gió ngược", ngành công nghiệp không khói trở thành điểm sáng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, du lịch bùng nổ quá mức lại gây ra những mặt trái tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân địa phương. Du lịch phát triển theo hướng bền vững đang là mục tiêu mà nhiều chính phủ hướng tới.

User
Ý KIẾN

Một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ hàng loạt đối tác lớn, bao gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Mexico và Canada.

Trong bài phát biểu mới đây tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết sự gián đoạn nguồn cung năng lượng giá rẻ từ Nga đang khiến chi phí năng lượng trên toàn EU tăng vọt.

Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), Canada và Trung Quốc đã lên tiếng phản ứng trước tuyên bố khả năng áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Văn phòng Điều tra Tham nhũng dành cho các Quan chức Cấp cao Hàn Quốc (CIO) cho biết sẽ tiếp tục thực hiện việc cưỡng chế Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn thêm về nỗ lực thiết quân luật bất thành của ông.

Ngày 21/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể áp đặt thêm các lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga nếu Moscow từ chối đàm phán hòa bình với Ukraine.

Sau khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1 theo giờ địa phương, các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi đoàn kết chống lại "kế hoạch" của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hứa sẽ mang lại những thay đổi lớn cho nền kinh tế lớn nhất thế giới. "Kết thúc cuộc khủng hoảng lạm phát tàn khốc", thuế quan và cắt giảm thuế, quy định và quy mô chính phủ đều nằm trong chương trình nghị sự.

Reuters và các phương tiện truyền thông khác đưa tin, vào ngày 21/1, Panama đã gửi thư cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ sự không hài lòng với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc sẽ giành lấy kênh đào Panama.

Ngày 21/1, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố, nước này sẽ hồi hương những người di cư bất hợp pháp bị mắc kẹt tại khu vực biên giới Mexico, do ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế nhập cư mới của Mỹ.

Trong ngày làm việc thứ hai sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tổ chức buổi họp báo tại Nhà Trắng, đề cập đến hàng loạt vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm.

Ngay trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, ông Donald Trump đã tuyên bố có thể áp thuế lên Mexico và Canada.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2025 tại Davos thu hút hơn 3.000 nhà lãnh đạo toàn cầu, thảo luận về các thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên công nghệ. Các vấn đề bất ổn địa kinh tế, thương mại, khí hậu và các đột phá công nghệ như AI sẽ được bàn thảo sâu rộng.

Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có ngày làm việc đầu tiên với việc gặp mặt những người đồng cấp trong nhóm bộ tứ Quad, gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy làm tiếc trước quyết định rút lui khỏi tổ chức này của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay trong ngày ông tuyên thệ nhậm chức và hy vọng ông Trump sẽ thay đổi lại quyết định của mình.

Lực lượng an ninh Israel đã tiến hành chiến dịch quân sự tại Bờ Tây bắt đầu từ hôm qua 21/1. Chiến dịch được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đánh giá là quan trọng và có quy mô lớn .

Phó Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Ted Chaiban, hôm qua, 21/1, đã có chuyến thăm các cơ sở giáo dục do UNICEF thành lập tại thành phố Aleppo, Syria. Tại đây, ông Chaiban kêu gọi các đối tác tiếp tục hỗ trợ Syria và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo các trường học tại quốc gia này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đề nghị phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã có bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thuỵ Sỹ. Trong đó, nhà lãnh đạo châu Âu khẳng định, Liên minh Châu Âu mong muốn hợp tác và sẵn sàng đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hàng triệu hộ gia đình ở Anh đang phải vật lộn với chi phí năng lượng tăng cao kể từ khi chính phủ nước này tăng giá trần năng lượng khoảng 10% vào tháng 10 năm ngoái.

Ít nhất 66 người đã thiệt mạng và 51 người bị thương trong vụ hỏa hoạn xảy ra tại một khách sạn ở khu nghỉ dưỡng trượt tuyết thuộc tỉnh Bolu, Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chức trách nước này đang lo ngại con số thương vong có thể tiếp tục tăng.

Sau khi nhậm chức vào ngày 20/1, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, lệnh ngừng bắn ở Gaza khó có thể được duy trì lâu dài, mặc dù ông nhận làm trung gian cho thỏa thuận giữa Israel và Hamas.

Tại phiên điều trần luận tội diễn ra ngày 21/1, Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol đã phủ nhận việc ông đã ra lệnh cho các chỉ huy quân đội kéo các nhà lập pháp ra khỏi Toà nhà Quốc hội trong nỗ lực áp đặt thiết quân luật hồi đầu tháng 12 năm ngoái.

Tổng Tư lệnh quân đội Israel (IDF) Herzi Halevi ngày 21/1 thông báo sẽ từ chức vào ngày 6/3. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký khoảng 200 sắc lệnh hành pháp, biên bản ghi nhớ và tuyên bố vào ngày đầu tiên nhậm chức, hủy bỏ nhiều lệnh của chính quyền Biden và thực hiện các chính sách "Nước Mỹ trên hết".

Hội chợ Art Shanty là một sự kiện nghệ thuật độc đáo được tổ chức hàng năm tại hồ nước đóng băng ở bang Minnesota, nước Mỹ, kéo dài trong khoảng bốn tuần mùa đông.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chiều 21/1 đã tham dự phiên điều trần của Tòa án Hiến pháp, đánh dấu một "thời khắc lịch sử" khi đây là lần đầu tiên một Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc trực tiếp có mặt tại phiên tòa luận tội mình.

Một công nghệ mới từ Hungary đã cho phép điều khiển tới 5.000 máy bay không người lái cùng một lúc, theo tuyến đường riêng lẻ mà không có bất kỳ va chạm nào.

Guatemala ngày 20/1 đã tiếp nhận 116 người di cư hồi hương sau khi bị Mỹ trục xuất. Đây là một phần trong kế hoạch “Hồi hương” được Guatemala công bố ngay trước khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp để đổi tên vịnh Mexico thành vịnh Hoa Kỳ. Động thái trên đã ngay lập tức vấp phải sự phản đối của nhiều người dân Mexico.

Tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), một số cột đèn đường đã được trang bị bộ sạc dự phòng và thiết bị sạc không dây dùng chung, cho phép người dân sạc trực tiếp điện thoại di động của mình.

Ngày 20/1, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ và đây là nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump. Chỉ trong vài giờ sau khi trở lại Nhà Trắng, ông Trump đã ký hàng chục sắc lệnh có tính chất định hình lại đáng kể các chính sách cả về đối nội và đối ngoại của cường quốc số một thế giới.

Khi ký một loạt sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng trong ngày đầu tiên nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump đã nói với các phóng viên có mặt rằng: "Greenland là một nơi tuyệt đẹp. Chúng ta cần nó để duy trì an ninh quốc tế".

Ngày 21/1, Tổng thống Hàn Quốc ông Yoon Suk Yeol đã tham dự phiên điều trần trong phiên tòa luận tội ông tại Tòa án Hiến pháp.

Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo các cơ quan chính phủ Mỹ không cấp giấy tờ về quyền công dân cho trẻ sơ sinh sinh ra tại Mỹ có cha mẹ nhập cư bất hợp pháp. Đây là một trong số nhiều sắc lệnh liên quan đến nhập cư mà ông Trump đã ký tại Phòng Bầu dục vào tối thứ Hai (20/1) sau khi nhậm chức.

Phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza xác nhận, lực lượng này sẽ tiến hành trao đổi con tin đợt thứ hai vào ngày 25/1 tới. Đây là một phần trong khuôn khổ thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin mà Israel và Hamas đã đạt được hôm 19/1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện một hành động gây tranh cãi vào ngày đầu tiên nhậm chức bằng cách ân xá cho hơn 1.500 người ủng hộ ông, những người bị buộc tội liên quan đến vụ tấn công vào Tòa nhà Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1/2021.

Ủy ban An ninh Nội địa và Các vấn đề Chính phủ của Thượng viện vừa thông qua đề cử một số vị trí trong nội các của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Một số nhà lãnh đạo châu Á đã lên tiếng chúc mừng Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông tuyên thệ nhậm chức, đồng thời bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với chính quyền mới của Mỹ trong những năm tới.

Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Trump ngày 20/1 được nhận xét là không khác gì một tuyên bố chiến thắng, khi ông khắc họa bản thân như người giải cứu nước Mỹ.

Tổng thống Donald Trump sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi thực hiện lời hứa mà ông đưa ra trong ngày nhậm chức về “Thời đại hoàng kim của nước Mỹ”, xuất phát từ sự chia rẽ sâu sắc của Quốc hội và các vụ kiện tụng không thể tránh khỏi.

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Nga sẵn sàng đối thoại với chính quyền mới của Mỹ về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời nhấn mạnh việc loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của khủng hoảng là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc đối thoại.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đánh dấu một động thái quan trọng trong chính sách đối ngoại của ông.

Trong lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1, Tổng thống Trump gây chú ý khi không đặt tay trái lên hai cuốn Kinh thánh như thông lệ.

Ngày 20/1, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu phê chuẩn Thượng nghị sĩ Marco Rubio làm ngoại trưởng Mỹ.

Hơn 100 năm sau khi được xây dựng và 25 năm sau khi được Mỹ trả lại cho Panama, kênh đào Panama - tuyến đường thủy quan trọng, một “kỳ quan” kỹ thuật nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương lại phải đối mặt với sự đe dọa mới từ một tổng thống Mỹ.

Một số nhà lãnh đạo châu Á đã lên tiếng chúc mừng Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông tuyên thệ nhậm chức vào tối 20/1, đồng thời bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với chính quyền mới của Mỹ trong những năm tới.