Triển vọng kinh tế vũ trụ| Nhìn ra thế giới| 24/10/2023
Tiến vào vũ trụ, phát triển kinh tế vũ trụ sẽ giúp con người khám phá các tiềm năng và cơ hội mới. Đáng chú ý, lĩnh vực kinh tế vũ trụ hiện nay không chỉ có sự tham gia của chính phủ các nước, mà còn có sự góp mặt của nhiều tập đoàn tư nhân lớn với hàng loạt dự án tham vọng, đưa kinh tế vũ trụ bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thương mại hóa, hội nhập và đổi mới.
Theo tờ Financial Times, trong hai thập niên qua, có hơn 10.000 công ty vũ trụ thương mại đã ra đời và khoảng 5.000 nhà đầu tư tham gia ngành vũ trụ. SpaceX - công ty vũ trụ Mỹ được biết đến nhiều nhất, đã phóng hàng nghìn vệ tinh cho cả mục đích công và tư. Tính từ năm 2019, SpaceX đã gửi gần 5.000 vệ tinh lên vũ trụ. Chỉ tính riêng nửa đầu năm nay, công ty này đã phóng hơn 1.000 vệ tinh, trong đó phải kể đến các vệ tinh Starlink cung cấp Internet băng thông rộng tốc độ cao trên toàn cầu, phục vụ người dân ở những nơi xa xôi nhất trên Trái đất. Thậm chí, SpaceX mới đây còn nộp đơn xin phép được phóng tổng cộng 42.000 vệ tinh đến năm 2027, gấp khoảng 20 lần số vệ tinh đang hoạt động hiện nay.
“Starlink có khoảng 2 triệu khách hàng và đang tăng trưởng rất nhanh. Starlink trung bình có thêm khoảng 100.000 khách hàng mỗi tháng. Năm ngoái họ đạt doanh thu khoảng 1,4 tỷ đô la Mỹ.”, ông Tim Farrrar, Phó giám đốc công ty tư vấn công nghiệp viễn thông nhận định.
Mùa thu năm nay, SpaceX hợp tác cùng với công ty hàng không vũ trụ Intuitive Machines lên kế hoạch phóng tàu đổ bộ mặt trăng Nova C đáp xuống miệng núi lửa Shackleton, nằm dọc phía Nam của mặt trăng.
Ông Steven Altemus, Giám đốc điều hành Intuiive Machine cho biết : “Tàu đổ bộ Nova-C nặng khoảng 2 tấn. Nó được phóng bằng tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX. Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ quay trở lại mặt trăng kể từ khi các phi hành gia rời đi vào năm 1972.”
Ngoài việc đẩy nhanh tốc độ thăm dò và khám phá không gian, cả SpaceX và Intuitive Machines đều hướng đến một mục tiêu dài hạn hơn, biến mặt trăng thành điểm đến sinh lợi cho các hoạt động kinh doanh.
Cùng với tham vọng chinh phục mặt trăng, SpaceX còn đặt mục tiêu khám phá sao Hỏa, với việc đưa tàu vũ trụ lên hành tinh đỏ trong vòng 3-4 năm tới. Hiện SpaceX đang thúc đẩy triển khai công nghệ mới cho tên lửa Starship, sau vụ phóng thất bại hồi tháng 4 vừa qua. Tỷ phú Elon Musk - Giám đốc điều hành của SpaceX thậm chí kỳ vọng, trong tương lai Starship sẽ đóng vai trò như một chiếc máy bay thương mại đặc biệt, không chỉ đưa con người vào vũ trụ, mà còn rút ngắn thời gian di chuyển giữa các nước.
“Về mặt kỹ thuật, bạn có thể ăn sáng ở Los Angeles, ăn trưa ở London, và ăn tối ở Singapore, sau đó quay lại Los Angeles để đi ngủ. Về cơ bản, bạn có thể thực hiện nhiều chuyến đi với Starship hơn so với bằng máy bay thông thường, mà không cần phi công.”, tỷ phú Elon Musk cho biết.
Một đối thủ “nặng ký” cạnh tranh với SpaceX trong cuộc đua kinh tế vũ trụ tại Mỹ là Amazon. Amazon đang xây dựng một trung tâm xử lý vệ tinh trị giá 120 triệu USD cho mạng lưới hàng nghìn vệ tinh quay quanh Trái đất với tên gọi là Kuiper, nhằm mở rộng Internet băng thông tốc độ cao trên toàn cầu. Gần đây, Amazon cũng đã phóng thành công những vệ tinh internet đầu tiên của hãng này vào vũ trụ, mở đường cho việc triển khai thêm hàng nghìn vệ tinh khác lên quỹ đạo.
Theo kế hoạch, Amazon sẽ phóng những vệ tinh internet hoàn chỉnh vào đầu năm 2024, và bắt đầu cung cấp kết nối mạng thử nghiệm cho các khách hàng đầu tiên. Đặc biệt, Amazon còn ấp ủ tham vọng triển khai hơn 3.200 vệ tinh trong 6 năm tới, sau khi kế hoạch tổng thể được Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ phê duyệt. Ngoài các dịch vụ viễn thông, Amazon cho đến nay cũng đã giành được 77 hợp đồng phóng tên lửa hạng nặng, tổng trị giá lên đến hàng tỷ USD. Trước đó, vào năm 2021, Amazon đã thực hiện thành công chuyến du lịch vũ trụ đầu tiên trên con tàu Blue Orgin, mở ra một phân khúc kinh doanh mới - du lịch vũ trụ. Ngân hàng Morgan Stanley ước tính doanh thu của ngành này tăng gấp 3 lần và đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2040.
Tại Tây Ban Nha, công ty khởi nghiệp PLD Space hồi cuối tuần qua vừa thực hiện thành công vụ phóng tên lửa Miura-1, đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực vận tải vũ trụ của châu Âu. Miura-1 là tên lửa có thể tái sử dụng, có chiều cao bằng một tòa nhà ba tầng, được trang bị khả năng vận chuyển đến 100 kg hàng hóa. Vụ phóng này là một phần trong loạt thử nghiệm nhằm đưa các vệ tinh nhỏ vào không gian. Mục tiêu của công ty PLD Space là sản xuất tên lửa MIURA 5, có tải trọng tới 500 kg, và sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào năm 2025.
Tại Ấn Độ, theo công ty tư vấn Deloitte, hiện có 190 công ty khởi nghiệp về vũ trụ ở quốc gia đông dân nhất thế giới, nhiều gấp đôi so với một năm trước đó, với mức đầu tư tư nhân tăng 77% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022. Điều này có được là nhờ Ấn Độ tăng cường cải cách lĩnh vực này, với chính sách không gian mới nhằm thúc đẩy “sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân vào toàn bộ chuỗi giá trị của nền kinh tế vũ trụ”.
Các công ty khởi nghiệp của Ấn Độ nổi lên trong những năm gần đây bao gồm Skyroot Aerospace - công ty Ấn Độ đầu tiên phóng tên lửa tư nhân. Công ty Dhruva Space đang phát triển các vệ tinh nhỏ trong khi Bellatrix Aerospace chuyên về hệ thống đẩy cho vệ tinh. Ấn Độ hiện chiếm 2% trong nền kinh tế vũ trụ toàn cầu trị giá 386 tỷ USD, và đặt mục tiêu sẽ tăng lên 9% vào năm 2030. Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch xây một trạm vũ trụ trong vòng 20 – 25 năm tới, sau khi trở thành quốc gia thứ 4 trong lịch sử đưa được tàu thăm dò lên mặt trăng hồi tháng 8 vừa qua.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, ngành công nghiệp vũ trụ thương mại của nền kinh tế thứ 2 thế giới đã đạt được nhiều thành tựu vào năm 2023, khi ngày càng nhiều công ty tư nhân trong lĩnh vực vệ tinh và tên lửa thực hiện thành công hàng loạt các vụ phóng, và bắt đầu xây dựng chuỗi công nghiệp phức hợp riêng. Mới đây, công ty tư nhân Space Pioneer có trụ sở tại Bắc Kinh cũng đã đưa tên lửa nhiên liệu lỏng TL-2 Y1 vào quỹ đạo ngoài không gian thành công, đánh dấu một bước tiến lớn trong ngành công nghệ hàng không nước này. Theo các chuyên gia, lĩnh vực vũ trụ thương mại tư nhân của Trung Quốc đang có tiềm năng phát triển lớn, nhờ các chính sách thuận lợi, hỗ trợ vốn dồi dào và các yếu tố công nghệ cạnh tranh.
TIN LIÊN QUAN
Ngọn lửa xung đột Israel - Palestin bùng cháy| Nhìn ra thế giới| 08/10/2023
Hạ viện Mỹ tê liệt, ai sẽ là Tân Chủ tịch?| Nhìn ra thế giới| 10/10/2023
Các nước trước thách thức du lịch quá tải| Nhìn ra thế giới| 11/10/2023
Thương mại điện tử - cơ hội và thách thức| Nhìn ra thế giới| 12/10/2023
Hậu quả khôn lường của xung đột Israel - Hamas| Nhìn ra thế giới| 13/10/2023
Ý KIẾN
Vụ tấn công bằng xe ở New Orleans khiến 14 người thiệt mạng và vụ nổ xe Tesla Cybertruck bên ngoài khách sạn Trump ở Las Vegas khiến tài xế tử vong đều do các thành viên đã xuất ngũ hoặc đang tại ngũ của lực lượng vũ trang gây ra. Mặc dù các nhà điều tra vẫn chưa chính thức khẳng định sự liên kết giữa các sự kiện, nhưng hai vụ việc gợi nhớ đến những thảm kịch đã từng xảy ra, như cuộc bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021; một cuộc biểu tình của những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng ở Charlottesville, Virginia, năm 2017; và vụ xả súng hàng loạt năm 2009 tại căn cứ quân đội cũ Fort Hood ở Texas khiến 13 người thiệt mạng.
Thế vận hội mùa đông năm 2022 và sắp tới là Đại hội thể thao mùa đông châu Á lần thứ 9 diễn ra vào tháng 12 tới tại tỉnh Hắc Long Giang đã và đang là những cú hích giúp Trung Quốc tăng khả năng cạnh tranh quốc tế về du lịch mùa băng tuyết.
Ngành hàng không dân dụng của Trung Quốc đã chứng minh khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trong năm 2024. Theo dự báo, thị trường dịch vụ hàng không dân dụng của Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn nhất toàn cầu trong hai thập kỷ tới, với giá trị thị trường sẽ tăng gần gấp ba lần.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, khi thỏa thuận quá cảnh 5 năm giữa hai nước hết hạn. Diễn biến này báo hiệu sự kết thúc của tuyến cung cấp khí đốt lâu đời nhất từ Nga đến châu Âu. Về lâu dài, việc mất nguồn cung cấp khí đốt giá rẻ từ Nga có thể sẽ khiến châu Âu phải đối mặt với một loạt các thách thức.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi chính trường nước này liên tiếp chứng kiến những cú sốc mới, từ lệnh bắt giữ Tổng thống, hàng loạt cố vấn cấp cao từ chức cho đến những tranh cãi về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Hiến pháp. Tương lai chính trị của Tổng thống Yoon Suk Yeol đang ở trong giai đoạn vô cùng khó khăn, còn cuộc khủng hoảng chưa biết đến khi nào mới kết thúc.
Một vụ thảm họa hàng không tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua tại Hàn Quốc đã xảy ra hôm 29/12. Máy bay phản lực Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air chở 175 hành khách và sáu thành viên phi hành đoàn khởi hành từ Bangkok, Thái Lan đã phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay ở quận Muan. Do càng máy bay trục trặc nên máy bay không thể dừng lại và đâm vào bức tường ở cuối đường băng. Chỉ có hai người may mắn sống sót, 179 người đã thiệt mạng.
Trong năm 2024, cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Trong bối cảnh xung đột leo thang, cả hai bên đều không ngừng đẩy mạnh ngành công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu, chế tạo và sản xuất nhiều loại vũ khí mới nhằm đáp ứng nhu cầu trên chiến trường. Trong quá trình ấy, nhiều loại vũ khí mới đã ra đời, giúp cải thiện khả năng chiến đấu của quân đội.
Sự phát triển của khoa học trí tuệ nhân tạo đang góp phần thay đổi to lớn trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc đã cho ra mắt một robot khung xương ngoài, mang tính đột phá, giúp người bị bại liệt lấy lại khả năng vận động.
Ngày 27/12, chính trị Hàn Quốc tiếp tục trải qua một ngày nhiều biến động khi Tòa án Hiến pháp nước này tiến hành phiên tòa đầu tiên luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan đến việc ban bố lệnh thiết quân luật đêm 3/12. Cùng lúc đó, Quốc hội Hàn Quốc cũng bỏ phiếu thông qua đề nghị luận tội Thủ tướng Han Duck Soo, người hiện đang giữ chức quyền tổng thống. Những động thái này khiến tình hình chính trị Hàn Quốc ngày càng trở nên hỗn loạn, đồng thời gây ra những hệ lụy to lớn đến nền kinh tế và xã hội của nước này.
Năm 2024 là một năm nhiều biến động với Liên minh châu Âu (EU) nói riêng và châu Âu nói chung, với hàng loạt thách thức về chính trị, an ninh, kinh tế bủa vây khu vực. Tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro đang có dấu hiệu chậm lại đáng kể. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gần đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2025 xuống còn 1,1%. Điều này cho thấy “lục địa già” đang gặp nhiều thách thức trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục duy trì phong cách của mình, khi khuấy động truyền thông và mạng xã hội bằng những tuyên bố táo bạo như: muốn mua hòn đảo Greenland - một lãnh thổ của Đan Mạch mà ông đã để mắt đến từ lâu; sẽ giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến đường thủy do Mỹ xây dựng và từng quản lý trong một phần tư thế kỷ; đề xuất sáp nhập Canada thành tiểu bang của Mỹ.
Ngày 25/12, một máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines chở 67 người đã bị rơi gần thành phố Aktau ở Kazakhstan, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng. Thảm kịch này đã gây ra nhiều tranh cãi và để lại một loạt câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Mới đây, các nhà khoa học Brazil đã phát triển thành công vaccine đơn liều đầu tiên trên thế giới cho cả 4 chủng virus sốt xuất huyết do muỗi gây ra. Đây là một cột mốc quan trọng trong việc chống lại căn bệnh mà Tổ chức y tế thế giới (WHO) xếp loại là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu với sức khỏe toàn cầu vào năm 2019. Trong khi đó các nhà khoa học Mỹ lại thành công trong cấy ghép thận lợn cho người, mở ra cơ hội mới cho hàng triệu người đang chờ đợi để ghép tạng.
Sự chậm chân trong cuộc đua xe điện và nhu cầu xe điện sụt giảm ở nhiều thị trường đã tạo áp lực cực lớn lên nhiều hãng xe hàng đầu thế giới buộc họ phải có những thay đổi. Hai gã khổng lồ trong ngành sản xuất ô tô Nhật Bản, Honda và Nissan đã chính thức đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán trong sáu tháng tới về khả năng sáp nhập, một bước ngoặt lịch sử đối với ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản.
Năm 2024, thế giới chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, những đợt sóng nhiệt và hạn hán kéo dài tại nhiều nơi, gây mất an ninh lương thực. Cơ quan giám sát khí hậu châu Âu khẳng định, năm 2024 chắc chắn là năm nóng nhất từng được ghi nhận đồng thời là lần đầu tiên thế giới vượt qua "lằn ranh đỏ" trong nỗ lực bảo vệ hành tinh khỏi tình trạng quá nóng đến mức nguy hiểm.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2015 với lời hứa dẫn dắt đất nước đến sự thay đổi và "con đường tươi sáng". Gần một thập kỷ sau, chính quyền ngày càng mất lòng dân. Mới đây nhất, một Bộ trưởng nội các hàng đầu từ chức do bất đồng về cách xử lý những lời đe dọa áp thuế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Sự sụp đổ của chính quyền cựu Tổng thống Basha al Assad không chỉ vẽ lại bản đồ Syria, mà còn để lại một khoảng trống quyền lực, đưa quốc gia giàu lịch sử văn hóa này trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc khu vực và thế giới. Syria giờ đây đứng trước ngưỡng cửa của thời khắc lịch sử mà những tác động của nó chắc chắn sẽ vượt ra xa khỏi biên giới đất nước.
Với những lợi ích mà AI mang lại, nhiều quốc gia đang đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, với mục tiêu trở thành trung tâm kiểm soát công nghệ này. Cùng với việc thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo AI, việc sử dụng AI an toàn, có trách nhiệm cũng là điều đang được thế giới chú trọng để AI có thể đem đến những lợi ích bền vững cho con người.
Dù nhiều quốc gia còn phải chật vật với cuộc khủng hoảng năng lượng, lương thực và lạm phát tăng cao, nhưng những khó khăn đó không làm giảm không khí ấm áp của Giáng sinh đang tràn ngập khắp mọi nơi. Nhiều thành phố trên thế giới đã trang hoàng đường phố, tổ chức nhiều sự kiện thú vị để chào đón một mùa Giáng sinh và năm mới với mong ước hòa bình và hạnh phúc.
Thủ tướng Anh Keir Starmer đặt mục tiêu kinh tế tăng trưởng 2,5% vào năm 2024, đưa nước Anh trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong số các quốc gia G7. Sau hơn 5 tháng nhậm chức, Chính phủ của Thủ tướng Starmer đã công bố và thực thi các ưu tiên chính sách như đã cam kết, tuy nhiên, kết quả thực hiện vẫn chưa được như kỳ vọng.
TikTok đã có những nỗ lực cuối cùng để được tiếp tục hoạt động tại Mỹ. Ngày 16/12, công ty này đã gửi đơn đề nghị khẩn cấp lên Tòa án Tối cao Mỹ để xin lệnh tạm dừng thực thi đạo luật buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok phải thoái vốn khỏi nền tảng này ở Mỹ trước ngày 19/1/2025.
Ngày 17/12, Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga cùng trợ lý của ông đã bị giết hại trong một vụ ám sát có chủ đích bên ngoài một tòa nhà chung cư ở thủ đô Moscow. Vụ việc đánh dấu một bước ngoặt nghiêm trọng trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, phản ánh sự leo thang của các hoạt động tấn công mục tiêu và chiến tranh phi đối xứng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 13/12 đã quyết định chọn ông Francois Bayrou, một chính trị gia trung dung kỳ cựu, làm người đứng đầu chính phủ mới, thay thế ông Michel Barnier buộc phải từ chức sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội Pháp. Ở tuổi 73, Thủ tướng thứ 4 của nước Pháp sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua.
Lợi dụng tình trạng hỗn loạn ở Syria, Israel những ngày qua đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm triệt tiêu tiềm năng quân sự, chiếm đóng một vùng lãnh thổ rộng lớn ở quốc gia láng giềng. Các chuyên gia lo ngại, chiến lược của Israel ở Syria nhiều khả năng sẽ phức tạp và nhà nước Do Thái có thể tiến xa hơn trong việc chiếm giữ lãnh thổ của Syria.
Bối cảnh thị trường robot sẽ có những thay đổi đáng kể khi chúng ta kết thúc năm 2024. Dự đoán đến năm 2025, robot được trang bị AI sẽ tự động hóa 50% các tác vụ, tăng năng suất lên 30%. Việc tự động hóa sản xuất bằng AI và robot có thể đóng góp tới 1,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025. Vậy có những xu hướng nào đối với thị trường robot năm 2025?
Việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol không phải là hồi kết cho tình hình chính trị hỗn loạn ở Hàn Quốc, mà chỉ kết thúc một cuộc đối đầu giữa hành pháp và lập pháp xung quanh lệnh thiết quân luật. Sự gia tăng các cuộc điều tra cũng phơi bày những rạn nứt chính trị và thể chế sâu sắc, có thể dẫn đến hậu quả là đẩy nền chính trị Hàn Quốc vào sự bế tắc và phân cực sâu sắc hơn.
Taylor Swift đã chính thức khép lại chuyến lưu diễn “The Eras Tour” với gần 150 đêm diễn tại 51 thành phố trên khắp thế giới. Doanh thu hơn 2 tỷ USD, đây là chuyến lưu diễn âm nhạc có doanh thu cao nhất mọi thời đại, cho thấy sức ảnh hưởng đặc biệt của nữ ca sỹ trong ngành công nghiệp âm nhạc, văn hóa và kinh tế.
Chiếm khoảng 20% lượng khí nhà kính do con người thải ra, methane có nguy cơ gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu mạnh hơn khí CO2 gấp 80 lần trong khoảng thời gian 20 năm và ước tính đã góp phần gây ra 30% tình trạng nóng lên toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.
Trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang tìm cách tái thiết chính phủ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm gây chấn động, thì Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đang chật vật duy trì quyền lực khi liên minh cầm quyền tại nước này sụp đổ. Sự bất ổn chính trị tại Pháp và Đức làm dấy lên mối lo ngại về tương lai bất ổn của Liên minh châu Âu EU.
Xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra khốc liệt, trong bối cảnh cả hai bên tham chiến đều đang cố gắng để có được vị thế tốt nhất có thể trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 năm tới và sẽ có những thay đổi trong chính sách của Washington đối với cuộc chiến kéo dài gần ba năm này.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc ngày càng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc tự hỏi ai sẽ là người điều hành chính phủ và cả quân đội, vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách đối ngoại. Những thách thức đó bao gồm căng thẳng ngày càng tăng với Triều Tiên và hoạt động ngoại giao tế nhị cần thiết với đồng minh Mỹ khi lễ nhậm chức của Donald Trump đang đến gần.
Ngày 9/12 đánh dấu một kỷ nguyên mới với Syria, sau khi lực lượng đối lập Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) chiếm Thủ đô Damacus và chính quyền sụp đổ. Tổng thống Bashar al-Assad rời khỏi đất nước, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 13 năm và hơn 50 năm cầm quyền của gia tộc Assad. Một số nhà phân tích cho rằng việc chấm dứt nội chiến sẽ mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho người dân Syria, tuy nhiên, trước mắt chính quyền mới của Syria sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.
Hiệp ước toàn cầu về giải quyết ô nhiễm nhựa đã không thể đạt được khi các nhà đàm phán ở Busan, Hàn Quốc không thể đi đến sự đồng thuận cuối cùng. Tranh luận diễn ra gay gắt giữa một bên là hơn 100 quốc gia ủng hộ việc hạn chế sản xuất nhựa, với một số các quốc gia sản xuất dầu mỏ cho rằng nên tập trung vào vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, thay vì đồ nhựa nói chung.
Syria đang đứng trước một bước ngoặt lớn sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Những câu hỏi cơ bản về chính phủ, an ninh và nền kinh tế của quốc gia này đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Một số nhà phân tích cho rằng việc dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tổng thống Joe Biden đã ân xá vô điều kiện cho con trai mình là Hunter Biden. Có thể đoán được ông Biden đã mất nhiều tháng giằng xé về việc có dùng quyền lực của tổng thống để ân xá cho con trai duy nhất còn sống của mình hay không. Việc ông Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng trước dường như thôi thúc ông nhiều hơn.
Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng có nguy cơ sẽ làm đảo lộn sự cân bằng trong mối quan hệ cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc trong mấy năm qua. Tuy nhiên, không giống như nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump cách đây 8 năm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể không bị bất ngờ trước một cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn. Thay vào đó, các chuyên gia nhận định, lần này Bắc Kinh đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đối phó với một cuộc chiến thương mại 2.0 tiềm năng.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã kéo dài hơn 1.000 ngày, gây tổn thất nặng nề cả về người và của cho cả hai bên tham chiến. Trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người từng đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về việc chấm dứt cuộc chiến, sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2025, áp lực nhằm tìm cách chấm dứt xung đột đang ngày một lớn hơn.
Ngày 4/12, theo giờ địa phương, các nghị sĩ đối lập tại Pháp bỏ phiếu ủng hộ kiến nghị bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Michel Barnier và chính phủ của ông, với 331 phiếu thuận, vượt qua đa số cần thiết là 288 phiếu. Kết quả này có nghĩa chính phủ Pháp đã sụp đổ chỉ sau 3 tháng, khiến nhiệm kỳ của Tổng thống Emmanuel Macron thêm phần chông gai và đẩy cường quốc kinh tế lớn thứ hai của Liên minh châu Âu (EU) vào một vòng xoáy khủng hoảng chính trị nghiêm trọng hơn.
Vào lúc 10h30 đêm qua (4/12), Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bất ngờ tuyên bố lệnh thiết quân luật, nhằm đối phó với các mối đe dọa từ nước ngoài và để loại bỏ các thành phần chống phá Nhà nước. Sau đó, do áp lực từ Quốc hội, Tổng thống Yoon đã gỡ bỏ lệnh này.
Xung đột tại Syria đã nóng trở lại sau cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng phiến quân ở các tỉnh Tây Bắc nước này. Diễn biến này cho thấy căng thẳng toàn cầu đang tiến gần đến điểm giới hạn quan trọng, khi nhiều cuộc xung đột vốn tưởng đã “đóng băng”, lại bắt đầu nóng trở lại, gây ra mối đe dọa đối với sự ổn định và an ninh quốc tế.
Trong cuộc khảo sát người tiêu dùng mới nhất, Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ dự kiến người Mỹ có kế hoạch chi trung bình gần 1.000 USD trong năm nay cho quà tặng, thực phẩm, đồ trang trí và các mặt hàng theo mùa khác. Đó là mức chi tiêu dự kiến lớn nhất của mỗi người kể từ năm 2019.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây đã gây bất ngờ khi thay đổi quan điểm lâu nay về chủ quyền lãnh thổ liên quan đến cuộc xung đột đã kéo dài 33 tháng với Nga. Trong cuộc phỏng vấn với kênh tin tức Sky News, ông Zelensky đã lần đầu tiên ám chỉ rằng Kiev có thể chấp nhận quyền kiểm soát của Nga đối với một số vùng lãnh thổ của mình để đổi lấy tư cách thành viên của nước này trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Để chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai của mình tại Nhà Trắng, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã lập tức bắt tay vào lựa chọn nội các mới, với những gương mặt trung thành và có cùng quan điểm với ông trong chương trình “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây tuyên bố sẽ áp thuế đối với ba đối tác thương mại lớn nhất của Washington, gồm Canada, Mexico và Trung Quốc, ngay khi ông nhậm chức vào ngày 20/1. Thông báo cho thấy rõ ý định của ông Trump trong việc thực thi chính sách “Nước Mỹ trên hết”, điều đã giúp ông tái đắc cử tổng thống, song cũng gây lo ngại cho các quốc gia liên quan về nguy cơ bùng phát chiến tranh thương mại và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
Australia sắp trở thành quốc gia đầu tiên cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, sau khi cả Hạ viện và Thượng viện thông qua dự luật về vấn đề này. Theo dự luật, các nền tảng bao gồm TikTok, Facebook, Instagram, Snapchat, X và Reddit sẽ có một năm để tuân thủ hoặc phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 50 triệu đô la Australia. Dự luật nhận được sự ủng hộ đông đảo của người dân, nhưng cũng vấp phải chỉ trích của nhiều chuyên gia.
Tại cuộc họp của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về ô nhiễm nhựa diễn ra tại Busan, các đại diện là thành viên của Liên minh Tham vọng Cao (HAC), trong đó có Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, đã kêu gọi một hiệp ước toàn cầu mạnh mẽ nhằm loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa vào năm 2040.
0