Bé gái 15 tuổi mắc u sợi tuyến vú khổng lồ hiếm gặp

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật thành công cho một bé gái 15 tuổi mắc u sợi tuyến vú khổng lồ hiếm gặp. Tại thời điểm phẫu thuật, khối u khổng lồ với kích thước 15cm đã gây chèn ép toàn bộ nhu mô vú bình thường.

Theo thông tin từ bệnh viện, bệnh nhân nữ 15 tuổi, phát hiện u vú bên phải hơn một năm. Khối u không đau nhưng lớn nhanh làm vú bên phải to gấp đôi bên trái.

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, gia đình không đưa bé đi khám được. Đến khi khối u to quá cỡ, gây hạn chế sinh hoạt, vận động và thẩm mỹ, lo sợ u ác tính và nguy hiểm tính mạng nên em được gia đình đưa vào bệnh viện Nhi Đồng 2 khám và điều trị.

Tại bệnh viện em được siêu âm vú, phát hiện u vú phải kích thước 15 cm, u dạng đặc, ranh giới rõ, nghĩ nhiều tới u sợi tuyến vú. Em được hội chẩn và quyết định phẫu thuật cắt u.

Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)

Cụ thể, ThS.BS Lê Thọ Đức tiến hành phẫu thuật cắt u với đường mổ giấu sẹo. Hơn một giờ thực hiện, bác sĩ Đức đã cắt trọn u và khâu thẩm mỹ vết mổ. Bệnh nhân tỉnh ngay sau đó, được về lại khoa, ăn uống bình thường và xuất viện vào ngày hôm sau.

Bác sĩ Đức cho biết, đối với u sợi tuyến vú sau phẫu thuật bệnh nhân nên hạn chế hoạt động gắng sức từ 6 đến 8 tuần, đồng thời mặc áo ép hoặc áo lót thể thao trong cùng thời gian để giảm thiểu sưng và đau.

“U sợi tuyến vú là u lành tính, có ở một bên hay cả bên ngực. U phát triển từ từ không có triệu chứng, đôi khi có thể gây đau hoặc không. Với trường hợp u sợi tuyến vú khổng lồ ở bệnh nhân này thì rất hiếm gặp. Có thể nhầm lẫn giữa u sợi khổng lồ và phì đại tuyến vú ở trẻ vị thành niên, tuy nhiên phì đại ở trẻ vị thành niên thường là hai bên vú.” - BS Đức thông tin.

Bên cạnh đó, chẩn đoán u sợi tuyến vú ở trẻ em chủ yếu là siêu âm, đây là phương pháp cận lâm sàng đơn giản, không xâm lấn, thuận tiện, dễ phát hiện và hiệu quả. Ngoài ra có thể sinh thiết u, MRI, CT, tất cả các cận lâm sàng này ít sử dụng để chẩn đoán bệnh lý này ở trẻ em.

U sợi tuyến vú nhỏ có thể theo dõi, tuy nhiên u gây đau, u phát triển nhanh gây lo lắng và ảnh hưởng tới thẩm mỹ cần sớm tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Việc chẩn đoán sớm, u nhỏ đường mổ sẽ nhỏ, đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo hay phải tạo hình vú sau phẫu thuật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.