Phân luồng điều trị sởi, tránh lây nhiễm chéo

Nguy cơ lây nhiễm chéo sở hiện rất cao nếu không có các biện pháp phân tuyến, phân luồng phù hợp tại các cơ sở y tế.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Tình trạng số ca mắc sởi gia tăng nhanh và quá tải bệnh nhân nội trú đang diễn ra ở nhiều khoa truyền nhiễm. Trong đó, một em bé tới từ Thanh Hóa đã bị lây nhiễm sởi từ các bệnh nhi khác, khiến bệnh tình của em trở nên nặng hơn, chỉ sau một tuần nhập viện điều trị vì viêm phổi tại bệnh viện tỉnh.

Chị Lê Thị Hồng Ngân (tỉnh Thanh Hóa) - mẹ cháu bé cho biết: "Sau khi điều trị viêm phổi được một tuần ở viện tỉnh thì con bắt đầu sốt, sốt được 4 ngày thì con trở nặng nhưng các bác sĩ cũng không chẩn đoán được, chỉ nghĩ là con bị bệnh về miễn dịch; sau đó bác sĩ chuyển con lên trên bệnh viện Nhi xét nghiệm thì mới biết con bị dương tính với sởi".

Theo ngành y tế, tốc độ lây nhiễm sởi rất lớn, một ca bệnh sởi có thể lây cho từ 12-18 người tiếp xúc và nếu những người này chưa có miễn dịch từ tiêm phòng vắc xin, nguy cơ mắc sởi có thể lên đến 90%. Đặc biệt đối với các bệnh nhân có bệnh nền.

TS.BS Hoàng Minh Đức, Cục Trưởng Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế, cho biết: "Dịch sởi có tốc độ lây rất cao, gần 20 lần và nhanh hơn COVID-19, có thể lây nhiễm chéo trong bệnh viện cũng như lây chéo trong cộng đồng. Hiện nay, một số tỉnh có số ca mắc tăng lên là những tỉnh tổ chức tiêm chậm hơn so với tốc độ lây lan, nhiều tỉnh trước đây có số mắc thông thường thì nay lại tăng".

Ngành y tế cũng cho biết, mầm bệnh sởi trong cộng đồng hiện rất lớn, do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh này còn thấp, chưa đạt độ bao phủ. Do đó, việc đánh dấu, phân loại, phân tuyến, trong khám, điều trị sởi tại các cơ sở y tế là vô cùng quan trọng, là biện pháp duy nhất tránh lây chéo.

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: "Khi em bé đến mà có dấu hiệu sốt hay bắt đầu có những phát ban, hoặc mắt có những viêm kết mạc, thì ngay lập tức các bác sĩ và các điều dưỡng phân loại bệnh nhân khi bắt đầu bước chân vào bệnh viện. Chúng ta phải đưa bệnh nhân vào một môi trường riêng, một lối đi riêng, và một phòng khám bệnh riêng. Khi em bé phải nằm viện ở mức độ nặng có biến chứng, chúng ta phải đưa vào khu vực riêng và có tiêu chuẩn điều trị sởi nhất định".

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sởi trước và sau phát ban từ 4-6 ngày, đây được xem là thời điểm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất vì vậy cần phải được cách ly. Bên cạnh đó, việc đảm bảo phân tuyến điều trị bệnh nhân cần phải thực hiện chặt chẽ ngay từ tuyến cơ sở, chỉ chuyển lên trung ương những ca bệnh nặng, có biến chứng, tránh đổ dồn gây quá tải nhiễm chéo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tình trạng kém dinh dưỡng do thiếu hụt các vi chất thiết yếu đang là thách thức lớn nhất đối với trẻ em Việt Nam.

Bệnh viện Hữu Nghị vừa tổ chức hội nghị khoa học quốc tế năm 2025, cập nhật các tiến bộ mới trong điều trị bệnh tật, chăm sóc người cao tuổi.

GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đưa ra bốn biện pháp trọng tâm để ngăn chặn dịch sởi.

Bộ Y tế rà soát để bổ sung một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên sâu vẫn hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) mà không cần giấy chuyển viện.

Các bác sĩ tâm lý tại Thụy Sĩ kê đơn cho bệnh nhân bằng những liệu pháp đặc biệt, bao gồm tham quan bảo tàng và triển lãm nghệ thuật.

Sở Y tế Hà Nội quán triệt toàn ngành làm tốt công tác tiêm phòng sởi, khám và điều trị bệnh sởi kịp thời tại các cơ sở y tế.