Bệnh viện Hà Đông thực hiện phòng chống rét cho bệnh nhân

Để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh trong thời tiết rét đậm, rét hại như hiện nay, Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội) đã thực hiện nhiều biện pháp phòng chống rét.

Quạt sưởi được trang bị để chống rét cho các bé.

Để đảm bảo việc phòng chống rét cho người bệnh, người nhà người bệnh khám, chữa bệnh, ngay từ đầu mùa lạnh Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, phương tiện chống rét; tại nơi xếp hàng chờ tiếp đón, chờ khám, siêu âm, xét nghiệm… đều kín gió.

Bên cạnh đó, các phòng khám, buồng điều trị đều bố trí đủ quạt sưởi, đủ chăn đệm; đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, giường bệnh, chuẩn bị các phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các bệnh dễ xảy ra như: tim mạch, huyết áp, đột quỵ, viêm đường hô hấp cấp, viêm đường hô hấp do virus…

Bệnh viện trang bị quạt sưởi tăng cường phòng chống rét.
 

Bệnh viện đa khoa Hà Đông cũng tăng cường công tác chỉ đạo các khoa, phòng phải đảm bảo việc phòng chống rét cho bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh; đảm bảo cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu...

Song song với các phương án chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Hà Đông luôn đảm bảo công tác phòng chống rét cho người bệnh, đồng thời tuyên truyền các biện pháp giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh, đặc biệt là bệnh viêm phổi cấp.

Bệnh viện trang bị quạt sưởi tăng cường phòng chống rét để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông khuyến cáo, mỗi người dân cần chủ động các biện pháp phòng bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mùa đông như: mọi lứa tuổi cần giữ ấm cơ thể, mặc ấm, nhất là giữ ấm phần ngực, cổ; ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức chống đỡ bệnh tật, ăn thức ăn nóng ấm.

Hạn chế ra ngoài khi nền nhiệt hạ sâu, mưa lạnh; nếu phải đi đến những nơi đông người thì cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người có các triệu chứng về đường hô hấp như: khó thở, ho, hắt xì, sốt, chảy nước mũi...

Các gia đình cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa, vệ sinh vật dụng cá nhân tốt, không để bị ẩm mốc tránh vi khuẩn cư ngụ, gây bệnh... Người dân cần duy trì chế độ tập thể dục thường xuyên để điều hòa khí huyết, giữ gìn sức khỏe...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.