Biến vải vụn thành sản phẩm hình rồng chào năm Giáp Thìn

Những ngày cận tết, tại xưởng may nhỏ rất đặc biệt khi không một tiếng người, chỉ có thanh âm kỳ cạch của máy may, tiếng sột soạt của vải vụn. Nhưng chính từ "phân xưởng" kỳ lạ ấy, những chú Rồng thổ cẩm nhồi bông đặc biệt đã được tạo nên, sẵn sàng cho năm Giáp Thìn sắp tới.

Nằm nép mình trong con phố nhỏ tại khu vực quận Hà Đông, xưởng may Kymviet là nơi làm việc của cộng đồng những người khuyết tật, trong đó đa số là người khiếm thính bẩm sinh.

Theo thông lệ, cứ tới dịp gần Tết cổ truyền, những thợ may "không thể nói" tại Kymviet sẽ cho xuất xưởng sản phẩm tượng trưng là linh vật của năm mới. Năm nay, sản phẩm chính là những chú thú nhồi bông hình rồng.

Mẫu rồng "đặc biệt" nhất trưng bày tại Kymviet có lớp ngoài bằng lụa và thổ cẩm, kết hợp cùng nhiều chất liệu truyền thống khác. Để "tạo hình", nhóm thiết kế đã nghiên cứu, chắt lọc các đường nét, họa tiết Rồng trong truyền thống rồi kết hợp với nhau một cách tinh tế.

Kymviet biến vải vụn sản phẩm hình rồng chào năm mới

Năm nay, xưởng may của những người khiếm thính cũng cho ra mắt sản phẩm Rồng thổ cẩm với kích cỡ nhỏ để phục vụ những người có nhu cầu.

Anh Phạm Việt Hoài - CEO Kymviet: "Từ tháng 6, tháng 7 là mình đã có ý tưởng để lên thiết kế và chỉnh sửa mẫu. Trong bản thiết kế, tổ thiết kế sẽ chắt lọc những cái tinh hoa nhất của Rồng, bởi vì rồng Việt qua các đời vua đều có nét đặc trưng riêng, để làm sao đưa vào con rồng thật hài hoa".

"Thợ may" tại xưởng này chính là những người khiếm thính. Họ dồn tất cả tâm huyết của mình vào từng đường nét của sản phẩm. Bên cạnh thú nhồi bông, năm nay, xưởng may của anh Hoài cũng cho ra mắt sản phầm đồng hồ có biểu tượng Rồng dựa trên nguyên mẫu linh vật thêu trên long bào đời Nguyễn. Tất cả được in và được xử lý bền, không bị cong vênh.

Đồng hồ có biểu tượng Rồng dựa trên nguyên mẫu linh vật thêu trên long bào đời Nguyễn

Anh Phạm Việt Hoài - CEO Kymviet: "Mẫu thì tổ thiết kế sẽ phải tìm hiểu về văn hoá Việt, con rồng đời nào, nhà Lý, Trần hay nhà Nguyễn. Điều đó là tổ thiết kế phải nghiên cứu để làm sao đưa vào sản phẩm mang văn hoá, có hồn của người Việt, không chỉ bán ở trong nước mà chúng tôi mong muốn sản phẩm đến tay bạn bè quốc tế..."

Chị Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Nhân viên của Kymviet: "Tôi cũng đang nghĩ đến kế hoạch cho Tết sắp tới. Tôi có gia đình, bố mẹ ở quê và cần có những phần quà làm quà tết cho họ hàng, anh em thì tôi đang có ý tưởng như vậy. Năm nay là năm con rồng, mà sản phẩm con rồng ở Kymviet rất đẹp, vậy nên tôi nghĩ sẽ chọn đó là món quà cho tất cả người thân của tôi".

Những sản phẩm tinh xảo đẹp mắt này đang được thị trường yêu thích, không chỉ bởi sự sáng tạo kì công của người thực hiện bởi nó còn mang trên mình khát khao cống hiến cho xã hội của những người yếu thế.

Rồng là biểu tượng của vua chúa, là linh vật tồn tại lâu đời nhất trong truyền thuyết. Năm nay nhiều người chọn mua linh vật rồng đón chào năm mới với hy vọng đón giàu sang, phú quý và bình an.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.