Bình Phước: 7 ca tử vong do sốt xuất huyết

Ngày 18/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Phước cho biết, tính đến ngày 6/11, toàn tỉnh ghi nhận khoảng 5.000 ca mắc sốt xuất huyết và 7 trường hợp tử vong.

So với cùng kỳ, số ca mắc tăng 89,9% (năm 2021 là 2.636 ca), số tử vong tăng 1 ca (năm 2021 có 6 ca). Các địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao như: Thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long, huyện Bù Gia Mập, Phú Riềng. Riêng tổng số ca mắc sốt xuất huyết trong tháng 11 (từ 1-14/11) là 342 ca, giảm 25.8% so với tháng trước 461 ca, không có ca tử vong. Trong tháng 11 đã phát hiện 24 ổ dịch và xử lý 24 ổ dịch, giảm 8 ổ dịch so với tháng trước (32 ổ dịch).

Phun thuốc diệt muỗi phòng dịch sốt xuất huyết. Ảnh minh họa.

Theo ông Phạm Hoàng Xuân, Phó Giám đốc phụ trách CDC Bình Phước, từ tháng 7 đến nay, địa phương đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động diệt lăng quăng nên số ca mắc sốt xuất huyết đã giảm dần so với tháng trước. Việc thành lập đội công tác ở mỗi ấp, thôn để tuyên truyền vận động tại chỗ đến nhân dân về phòng, chống sốt xuất huyết đã giúp giảm ca mắc. Ngoài ra, ngành chức năng đã tích cực hướng dẫn người dân duy trì thường xuyên xử lý dụng cụ chứa, đọng nước diệt lăng quăng, không để muỗi sinh sản và các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết; tổ chức phun hóa chất, kết hợp với chiến dịch diệt lăng quăng tại các hộ gia đình thuộc khu vực có ổ dịch; đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun đề có chỉ định phun cụ thể; xác định khu vực có nguy cơ cao để tổ chức xử lý đúng phương pháp.

Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã truyền thông sâu rộng trong cộng đồng về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết. Để giảm nguồn sinh sản của muỗi, người dân cần đậy nắp thật kín, thả cá vào các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, lật úp, thu dọn các ổ chứa, đọng nước không sử dụng, diệt lăng quăng; tỉnh cũng đã tuyên truyền cho người dân nhận biết vòng đời, nơi sinh sản, trú đậu, hoạt động hút máu của muỗi truyền bệnh. Để phòng tránh muỗi đốt, người dân cần nằm màn, sử dụng nhang muỗi, mặc áo dài tay chống muỗi đốt.

Trường hợp người dân có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, không tự điều trị tại nhà, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.