Bộ Tài chính lên tiếng về tin đồn trái phiếu doanh nghiệp
Ngày 14/11, Bộ Tài chính thông tin về hoạt động trái phiếu doanh nghiệp và khuyến nghị tới nhà đầu tư.
Bộ Tài chính cho biết, nhà đầu tư trái phiếu sẽ được hưởng lãi suất và được doanh nghiệp trả lãi, gốc khi trái phiếu đến hạn. Thông lệ quốc tế và pháp luật của Việt Nam đều quy định trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm.
“Trái phiếu doanh nghiệp không phải là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Trái phiếu thường có độ rủi ro cao hơn các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng và phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Với đặc điểm trên, nhà đầu tư có trách nhiệm tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình”, Bộ Tài chính nêu rõ.
Theo Bộ Tài chính, sự phát triển nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đã xuất hiện một số tồn tại như: Doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn, lãi suất cao trong khi tình hình tài chính hạn chế. Một số tổ chức cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng dịch vụ. Một số nhà đầu tư cá nhân chỉ quan tâm đến lãi suất, không đánh giá đầy đủ đặc điểm, bản chất của trái phiếu doanh nghiệp, một bộ phận nhà đầu tư cố tình vi phạm để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Trước các vi phạm của doanh nghiệp phát hành thời gian qua, trên thị trường xảy ra hiện tượng doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu, các nhà đầu tư cá nhân bán lại trái phiếu trước hạn do quan ngại doanh nghiệp không trả được nợ. Trước tình hình này, Bộ Tài chính khuyến nghị tới doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư.
Cụ thể, với nhà đầu tư, khi doanh nghiệp phát hành có khó khăn về thanh toán, nhà đầu tư có thể chủ động làm việc với doanh nghiệp và tổ chức cung cấp dịch vụ để thỏa thuận thống nhất phương án xử lý phù hợp, đảm bảo quyền lợi của cả nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành.
“Nhà đầu tư cần cẩn trọng để phân tích và phân loại các trái phiếu đang sở hữu để có quyết định phù hợp, không nghe tin đồn thất thiệt. Nhà đầu tư cá nhân khi được giới thiệu mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoặc có ý định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cần yêu cầu tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp phát hành, trái phiếu. Nhà đầu tư cần đọc, hiểu và nắm rõ các quy định này tại văn kiện trái phiếu và các bản công bố thông tin của doanh nghiệp”, Bộ Tài chính khuyến nghị.
Nhà đầu tư cũng cần hết sức lưu ý về trách nhiệm và cam kết của các tổ chức cung cấp dịch vụ. Việc các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán phân phối trái phiếu doanh nghiệp không có nghĩa là các tổ chức này bảo lãnh, bảo đảm cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là tổ chức cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành, rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.
Doanh nghiệp phát hành, có trách nhiệm phải tự cân đối dòng tiền để đảm bảo các nghĩa vụ đã cam kết với nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu. Trường hợp có khó khăn về tình hình tài chính thì phải chủ động xây dựng phương án trả nợ cụ thể và làm việc thống nhất với các nhà đầu tư để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp như: cơ cấu lại nợ; đàm phán hoán đổi trái phiếu; xử lý tài sản đảm bảo; thỏa thuận thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác của doanh nghiệp…
Các tổ chức tư vấn, đại lý phát hành, đại lý lưu ký, chuyển nhượng trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư để đảm bảo các nghĩa vụ đã ký kết cũng như đảm bảo uy tín khi cung cấp dịch vụ trên thị trường.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
0