Các địa phương cần xây dựng bảng giá đất sát thực tế

Luật Đất đai 2024 cho phép các địa phương sử dụng bảng giá đất cũ đến ngày 31/12/2025. Tuy nhiên, các địa phương cần phải có dự thảo bảng giá mới vào đầu năm 2025 để lấy ý kiến. Cho đến nay, vẫn chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể việc ban hành bảng giá mới.

Để thể chế rõ chính sách, trong Nghị định cần có những quy định chung, rõ ràng, để việc giao cho địa phương quy định giá sẽ sát thực tế hơn.

Điển hình, khung giá đất của các khu vực phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, được quy định tại Khung giá mà thành phố ban hành, giai đoạn 2020 - 2024. Không khó để nhận thấy, mức giá này chỉ bằng 1/3 hoặc thậm chí thấp hơn so với thời điểm hiện tại.

Khung giá đất của các khu vực phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2020-2024 chỉ bằng 1/3 hoặc thậm chí thấp hơn so với thời điểm hiện tại.

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Linh, Công ty Luật TNHH Link & Partners cho biết: "Khung giá cũ quá thấp, không cập nhật và không theo được biến động của giá thị trường, điều này có thể gây thất thoát ngân sách".

Theo Luật Đất đai 2024, từ ngày 1/1/2026, sẽ phải áp dụng bảng giá đất mới sát với giá đất trên thị trường. Theo đó, bảng giá đất mới được ban hành lần đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026, chỉ có giá trị một năm.

Từ ngày 1/1/2026, sẽ phải áp dụng bảng giá đất mới sát với giá đất trên thị trường.

Đa số các chuyên gia đều bày tỏ quan điểm đồng tình với quyết định này. Điều này sẽ giúp giá đất, giá nhà ở sát với thị trường hơn. Tuy nhiên, để có bảng giá khách quan và phù hợp, mức giá phải được xác định từ các quận huyện.

Ông Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế cho hay: "Cần đặt ra yêu cầu xây dựng năng lực và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo mức giá địa phương, có đảm bảo tính khách quan không, tính khoa học hay cài cắm lợi ích. Thêm vào đó, cần vận dụng linh hoạt các phương pháp định giá, để đảm bảo và đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường, qua đó tạo đồng thuận cao".

Theo một số chuyên gia, nếu khung giá đất được xây dựng mà không bám sát giá thị trường, vô hình chung sẽ trở thành rào cản.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đang gửi công văn tới các quận huyện để yêu cầu báo cáo các mức giá đất hiện hành, cũng như mức giá đền bù.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế cho hay: "Đưa ra khung giá đất mới sẽ mang tính siết chặt, tạo ra thị trường bđs một nền tảng để có giá biểu hợp lý, hợp với thị trường. Nhưng vấn đề là giá biểu đó cần phải được xây dựng phù hợp với thị trường".

Còn Th.S Nguyễn Văn Đỉnh, Chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng: "Khung giá đất thì sau khi hết hiệu lực vào tháng 12/2024, quyền và trách nhiệm của địa phương là phải ban hành giá đất mới, đảm bảo tính thị trường. Nếu thị trường giao dịch ở mức độ cao, không thể duy trì bảng giá thấp được. Ví dụ, người dân được bồi thường về tiền sử dụng đất, không thể bồi thường ở mức thấp được".

Hiện, TP. HCM đã công bố dự thảo bảng giá mới, nhưng gây tranh cãi khi mức giá dao động quá cao, có nơi gấp gần 50 lần khung cũ. Mức giá này sẽ còn được điều chỉnh cho phù hợp.

Tại Hà Nội, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đang gửi công văn tới các quận huyện để yêu cầu báo cáo các mức giá đất hiện hành, cũng như mức giá đền bù. Từ đó, Sở sẽ tổng hợp xây dựng bảng giá mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 31/10, bảng giá đất mới theo Quyết định 79 của UBND thành phố Hồ Chí Minh khi tính các nghĩa vụ tài chính như tiền sử dụng đất, bồi thường đất, cùng các phí và lệ phí liên quan đến đất đai - sẽ chính thức có hiệu lực.

Trong tháng 11, 77 lô đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) sẽ được đem ra đấu giá. Giá khởi điểm tiếp tục được áp ở mức rất thấp là 5,3 triệu đồng/m² ở huyện Thanh Oai và 7,3 triệu đồng/m² ở huyện Hoài Đức.

“Nhiều khó khăn đến từ các hành vi gây nhiễu loạn thị trường bất động sản. Các hành vi đó có thể xuất phát từ một vài cá nhân hoặc lợi ích nhóm khiến rơi vào trạng thái hư hư thực thực, khó định giá” là nhận định của Đại biểu Quốc hội khi đánh giá về thị trường bất động sản thời gian qua.

Các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây xuất hiện tình trạng “thổi giá” bất động sản. Nhiều trường hợp trả giá cao rồi bỏ cọc gây nhiễu loạn thị trường và khó khăn cho nhà quản lý khi sẽ phải tổ chức đấu giá lại.

Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước nhằm đầu tư phát triển hạ tầng địa phương. Tuy nhiên, những diễn biến bất thường trong đấu giá đất thời gian vừa qua có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách lâu dài.

Bộ TN&MT cho biết, tình trạng thổi giá đất, đẩy giá tại các phiên đấu giá gần đây đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản. Dù đã được cơ quan chức năng vào cuộc nhưng cuối cùng, diễn biến những phiên đấu giá vẫn không có gì thay đổi, thậm chí, giá đất đấu giá còn tiếp tục tăng cao.