Cần thêm giải pháp để đẩy nhanh gói 120.000 tỷ đồng
Triển khai từ tháng 3 và đến thời điểm này (nghĩa là sau 9 tháng) con số 428 tỷ đồng đã giải ngân, 5.000 tỷ đồng được cam kết giải ngân/120.000 tỷ đồng. Có lẽ vẫn là quá khiêm tốn so với kỳ vọng, nhất là khi năm 2023 đi qua nhìn lại ngành ngân hàng xác định đây là “nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành về lĩnh vực BĐS của ngành".
Cũng theo số liệu mới nhất, đến nay mới có 58 dự án đề xuất tham gia gói vay được các địa phương báo cáo. Có hơn một nửa (55%) không có nhu cầu vay vốn, 20% chưa đủ điều kiện vay vốn còn lại 15% đang chờ các ngân hàng thương mại thẩm định. Số lượng ít ỏi các dự án tham gia đã cho thấy sự không mặn mà của các bên tham gia. Trong đó lãi vay được xác định là một nguyên nhân lớn. Theo quy định lãi suất ưu đãi của gói 120.000 tỷ đồng sẽ thay đổi 6 tháng một lần. Trong đó ban đầu xác lập: với chủ đầu tư đang là 8,7%/năm, với người mua nhà là 8,2%/năm. Trong khi lãi cho vay tiêu dùng nhiều ngân hàng hiện đang áp dụng đối với người mua nhà cũng đang ở mức 8,2%, thậm chí có ngân hàng Wooribank (nhóm ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) công bố lãi suất cho vay chỉ còn 6%/năm trong năm đầu tiên. Như vậy gói vay 120.000 tỷ đồng không còn vẹn nguyên tính chất hỗ trợ như ban đầu. Nhiều ý kiến cho rằng lãi suất huy động đang ở mức “thấp nhất lịch sử” thì cũng cần xem xét lại mặt bằng lãi suất khi có dư địa để giảm thêm.
Ngoài lãi suất ưu đãi, hồ sơ, thủ tục tiếp cận nguồn vốn cũng là trở ngại chính với nhiều doanh nghiệp. Lấy ví dụ về xác định thuế đất, nếu là nhà ở thương mại chỉ định giá đất xong là doanh nghiệp có thể nộp tiền sử dụng đất. Nhưng với nhà ở xã hội cần phải có hội đồng xác định tiền miễn sử dụng đất là bao nhiêu. Và để tổ chức đủ được “hội đồng” với nhiều bên có liên quan mất rất nhiều thời gian.
Luật nhà ở mới vừa được Quốc hội thông qua đã có nhiều thay đổi và kỳ vọng sẽ gỡ được thế khó hiện nay trong hoạt động vay và cho vay thúc đẩy thị trường BĐS. Luật cũng mở rộng hơn cho mua, thuê mua nhà ở xã hội, người dân không cần phải đăng ký thường trú hay tạm trú như trước kia. Tuy nhiên Luật mới có hiệu lực từ 1/1/2025 và như vậy vẫn còn một năm cho sự chờ đợi. Vậy nên để giải ngân được gói 120.000 tỷ đồng lúc này cần sự hỗ trợ lãi suất hấp dẫn hơn và cả các chính sách quyết liệt, tháo gỡ khó khăn đi kèm để hấp dẫn doanh nghiệp phát triển loại hình nhà ở này và người dân sớm có ngôi nhà mơ ước.
Thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định quy định về điều kiện được thuê, mua nhà ở xã hội theo hướng mở rộng thêm về đối tượng, để người dân có nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội.
Tăng thêm nguồn cung, đặc biệt là mở rộng phân khúc nhà ở thương mại bình dân, phát triển nhà ở xã hội tiếp tục là giải pháp quan trọng góp phần bình ổn thị trường bất động sản hiện nay. Nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền cũng tạo cơ hội để nhiều người có thêm cơ hội sở hữu nhà ở, góp phần ổn định an sinh xã hội.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý III, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền lên gần 26.000 sản phẩm.
Hội Môi giới bất động sản khẳng định những hành vi gây nhiễu loạn thông tin thị trường chỉ đến từ cá nhân một số môi giới tự do, không có chứng chỉ hành nghề và năng lực yếu kém.
Nhiều căn nhà phố tại Hà Nội hiện đang được rao bán gần 1 tỷ đồng/m².Mặc dù giá rao bán đang ở mức rất cao, vẫn chưa có dữ liệu về lượng giao dịch thực tế phân khúc nhà phố tại Hà Nội.
Để thị trường bất động sản trở lại minh bạch thì thuế là một công cụ nhưng nếu áp dụng cần lộ trình rõ ràng, phù hợp. Điều này rõ ràng cần thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để kiểm soát giá nhà đất, hạn chế đầu cơ, nhiễu loạn thị trường thì việc lập lại trật tự trong hoạt động môi giới sẽ là việc cần phải làm ngay.
0