Cần xử nghiêm hiện tượng 'nhờn luật' sau Nghị định 168 | Hà Nội tin mỗi chiều
Chuyện "nhờn" luật không phải là câu chuyện mới, mà là hệ quả của nhiều nguyên nhân đan xen.
Thứ nhất, mức phạt dù có tăng nhưng nếu không kiểm soát chặt chẽ, người vi phạm vẫn có tâm lý “có tiền là xong”. Bạn hãy thử hình dung: một tài xế vượt đèn đỏ, bị xử phạt vài triệu đồng, nhưng anh ta sẵn sàng móc ví trả ngay mà không một chút đắn đo. Vì sao? Vì với anh ta, số tiền đó chẳng thấm vào đâu so với lợi ích của việc đi nhanh hơn vài phút. Đối với một số người, nộp phạt không phải là bài học răn đe, mà giống như một khoản phí "đổi lấy sự tiện lợi". Và khi đã có tư duy đó, họ sẽ không ngần ngại tái phạm.
Thứ hai, việc thực thi pháp luật còn chưa đồng bộ, khiến người dân hình thành tâm lý đối phó. Tại các nút giao thông trọng yếu, có lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ, có thể thấy phần đa người dân tuân thủ luật hơn hẳn. Nhưng khi vắng bóng cơ quan chức năng, tình trạng vượt đèn đỏ, đi sai làn, phóng nhanh vượt ẩu lại tái diễn ngay lập tức. Điều này cho thấy ý thức chấp hành không xuất phát từ sự tự giác, mà chỉ đơn giản là do sợ bị phạt. Nếu sự giám sát không được duy trì liên tục, không có công nghệ hỗ trợ, hoặc có sự xử lý thiếu nhất quán giữa các khu vực, thì rất khó để thay đổi hành vi người tham gia giao thông một cách bền vững.
Thứ ba, tư duy xem nhẹ luật pháp vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ người dân. Đây chính là gốc rễ của vấn đề. Nhiều người không coi việc chấp hành luật là một điều bắt buộc, mà chỉ là một lựa chọn mang tính tình huống. Khi đường đông, họ đi đúng làn, dừng đèn đỏ, nhưng khi đường vắng, họ sẵn sàng tạt đầu, lách luật, miễn là không có ai "bắt tại trận". Dần dần, những suy nghĩ này lan rộng và trở thành một "chuẩn mực lệch lạc" trong cộng đồng.
Nghị định 168 được xem là thuốc đắng dã tật. Thế nhưng thuốc đắng thường không hấp dẫn nên người ta tránh né. Và nếu thế thì phải tăng cường ngăn chặn tình trạng này quyết liệt để bảo đảm an toàn cho chính mỗi chúng ta khi tham gia giao thông.
Trước tiên, lực lượng chức năng cần mạnh tay hơn, xử phạt nghiêm minh, nhất quán, không để tình trạng “đầu voi đuôi chuột”. Nếu ai vi phạm cũng bị xử lý nghiêm khắc, chắc chắn người ta sẽ không còn dám xem thường luật pháp.
Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức cũng vô cùng quan trọng. Đừng để việc tuân thủ luật giao thông chỉ là để tránh bị phạt, mà chúng ta phải biến nó thành một thói quen văn minh, vì sự an toàn của chính mình và mọi người xung quanh.
Cuối cùng, hãy để công nghệ “lên tiếng”! Khi kết hợp với hệ thống camera giám sát, cùng với định danh biển số, có thể xác định ngay lập tức các phương tiện vi phạm, từ đó gửi thông báo vi phạm đến chủ xe, người vi phạm một cách chính xác, hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ định danh biển số không chỉ giúp tăng cường hiệu quả của việc giám sát giao thông mà còn tạo ra sự răn đe mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm. Ngoài ra, cần sớm đưa vào áp dụng việc sử dụng dữ liệu hình ảnh của người dân về tình trạng vi phạm. Bởi rất nhiều ô tô đã trang bị hệ thống camera hành trình. Chỉ cần huy động được những dữ liệu này cũng góp phần đáng kể trong việc phát hiện hành vi vi phạm. Khi người tham gia giao thông nhận thấy, chỉ cần vi phạm là sẽ bị xử phạt, tự khắc ý thức của họ sẽ được nâng lên, tránh tình trạng “nhờn” luật, khi vi phạm mà không bị xử phạt.
Tuy nhiên, có một điều quan trọng: nếu chính quyền quyết liệt nhưng người dân vẫn thờ ơ, thì luật có nghiêm đến đâu cũng không thể thay đổi thực tế. Chúng ta không thể chỉ trông chờ vào sự kiểm soát từ bên ngoài mà mỗi người cần có trách nhiệm với chính mình. Khi mỗi cá nhân thực sự tuân thủ, khi xã hội chung tay giám sát, thì luật mới phát huy tác dụng.
Luật giao thông không phải là thứ mới lạ, nhưng nếu không có sự giám sát và thực thi nghiêm minh, người dân sẽ dần xem nhẹ nó như một điều "cũ kỹ" và có thể lờ đi. Để chấm dứt tình trạng "nhờn luật", chúng ta cần không chỉ những chế tài mạnh mẽ, mà quan trọng hơn là một sự thay đổi từ ý thức mỗi người.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam; Công bố Kết luận thanh tra Dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2; Từ ngày 1/4, đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà thương mại; Sau thảm hoạ động đất tại Myanmar: Chính quyền quân sự tuyên bố quốc tang một tuần;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Càng điều tra, Hê-ra lại càng phát hiện thêm sự thật đau lòng. Cùng lúc này, In Chun biết đến bản hợp đồng giữa Hê-ra và Tê-ô. Mời các bạn đón xem tập 18 của bộ phim "Số phận và sự giận dữ", phát sóng lúc 12h ngày 1/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Là một vị quan trẻ tuổi, tài năng có tiếng chốn kinh thành, nhưng trước vụ kiện của chính tỷ tỷ mình, Đường Phiếm dường như lại bất lực. Mời các bạn đón xem tập 18 của bộ phim "Thần Thám đại tài", phát sóng lúc 20h ngày 1/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Căm hận Khánh Sinh là kẻ ăn cháo đá bát, các vị lão thành trong công ty đã quyết định dạy cho hắn một bài học. Thục Hoài lại một lần nữa phải gánh nạn thay chồng. Mời các bạn đón xem tập 4 của bộ phim "Vượt lên bão tố", phát sóng lúc 13h ngày 1/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.
Các chính sách mới có hiệu lực từ 1/4; Rau muống xào tỏi: Top 100 món rau ngon nhất thế giới; Đội cứu hộ Việt Nam tìm kiếm người bị nạn Myanmar... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Ngày 1/4, khu vực Hà Nội vẫn nằm trong chuỗi ngày rét đậm do ảnh hưởng bởi không khí lạnh cuối mùa cường độ mạnh.
0