Chân dung Shark Thuỷ, từ nhà đầu tư tới vòng lao lý
Sáng 26/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an cho biết, cơ quan cảnh sát điều tra đã tiến hành bắt giữ ông Nguyễn Ngọc Thủy (tức Shark Thuỷ) là đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup và Công ty Cổ phần đầu tư và phân phối Egame có địa chỉ tại nhà 25T1 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội vì hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản. Ngoài Shark Thuỷ nhiều cá nhân trong Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup (Tập đoàn Egroup) cũng đã bị bắt giữ.
Shark Thuỷ là ai?
Shark Thuỷ tên thật là Nguyễn Ngọc Thủy sinh ngày 17/04/1982 tại Hà Nội, là Chủ tịch Tập đoàn Egroup và hiện là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax. Ông được biết đến là doanh nhân đã từng bỏ ngang khi đang học đại học và phát triển xây dựng được tập đoàn nghìn tỷ từ hai bàn tay trắng.
Ông Thuỷ cũng từng là thành viên trong chương trình Shark Tank Việt Nam với vai trò là nhà đầu tư chính.
Năm 2008, ông quyết định thành lập Công ty Egame, tiền thân của Tập đoàn Egroup. Nguyễn Ngọc Thủy đã xây dựng được một “hệ sinh thái giáo dục” Egroup với chuỗi công ty con chuyên phát triển các lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục và sức khỏe, nổi tiếng nhất là chuỗi trung tâm tiếng anh Apax English
Thủ đoạn lừa đảo của Shark Thuỷ
Năm 2015, Apax Leaders do Nguyễn Ngọc Thuỷ làm chủ chính thức gia nhập thị trường giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam và nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu nhờ việc sử dụng 100% giáo viên nước ngoài và tăng cường ứng dụng công nghệ vào công tác giảng dạy ở các trung tâm. Theo thống kê, có thời điểm Apax Leaders từng có hệ thống 130 trung tâm giảng dạy tiếng Anh ESL và IELTS trải khắp hơn 32 tỉnh, thành trên cả nước với hàng vạn học viên theo học. Trong đó, phần lớn tập trung ở những thành phố như: TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
Kể từ sau dịch Covid-19, Apax gặp nhiều khó khăn, các trung tâm đào tạo liên tiếp đóng cửa, và câu chuyện nợ học phí bắt đầu nổi lên. Bắt đầu từ Buôn Ma Thuột rồi Đà Nẵng và tiếp đến là hàng loạt cơ sở tại TP. HCM, Hà Nội.
Tính đến đầu tháng 3 năm 2014, theo báo cáo, chỉ riêng Sở GĐ&ĐT TP. HCM, tổng số học sinh của các trung tâm ngoại ngữ Apax Leaders trên địa bàn thành phố là 11.295 học sinh, gồm 839 học sinh đang học trực tiếp, 6.072 học sinh bảo lưu kết quả và 4.384 học sinh rút phí.
Qua thống kê, tổng số tiền học phí hệ thống trung tâm anh ngữ Apax Leaders phải hoàn trả cho người học hơn 108 tỷ đồng. Trong đó, các trung tâm đã hoàn trả 14,3 tỷ đồng, còn nợ hơn 93,8 tỷ đồng.
Ngoài liên quan đến các trung tâm đào tạo trong chuỗi hệ thống Apax Leaders. Đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup (Tập đoàn Egroup) và các hệ sinh thái liên quan đã có hành vi lừa đảo để thu hút hàng trăm nhà đầu tư cá nhân rót tiền.
Từ năm 2020 đến 2023, qua giới thiệu của nhân viên tại nhiều ngân hàng khác nhau và các nhân viên kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup, các nạn nhân được giới thiệu về việc gửi tiền tiết kiệm lấy lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng đang huy động với 3 hình thức gồm:
1. Hợp đồng mua trái phiếu
2. Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Egame
3. Hợp đồng hợp tác đầu tư
Việc này được ký thỏa thuận thông qua gần 40 công ty con của Tập đoàn giáo dục Egroup. Hai kỳ lãi đầu tiên, các công ty trả lãi rất đều đặn và đủ. Đến tháng 6/2022, tập đoàn này đã bắt dầu không thực hiện điều khoản chi trả đã thỏa thuận - đơn phương ngừng trả các khoản lãi cho tất cả các người gửi tiền. Nạn nhân nhiều lần lên công ty biểu tình, đòi tiền và yêu cầu trả lời rõ ràng nhưng đều bị bảo vệ đuổi và không có ai đứng ra trả lời thắc mắc.
Nhiều trường hợp đã lâm vào cảnh khốn cùng, thậm chí phải uống thuốc ngủ để tự tử.
Thay vì trả nợ cho nhà đầu tư thì doanh nghiệp này đưa ra nhiều tuyệt chiêu trả nợ biến “chủ nợ” thành “con nợ” và thành người làm thuê không lương.
Theo tìm hiểu ban đầu của phóng viên Đài Hà Nội, đã có đơn tố cáo của 600 người tố cáo Shark Thuỷ với số tiền chiếm đoạt lên tới hơn 797 tỷ đồng.
Shark Thuỷ phải đối mặt với hình thức xử lý như nào?
Theo Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn Phòng Luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội: “Việc Shark Thuỷ bị bắt không có gì là quá bất ngờ trước những tố cáo của nhà đầu tư liên quan đến việc ông lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup”.
Điều 174 - Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người nào bằng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị xử lý hình sự nếu số tiền chiếm đoạt trên 2 triệu đồng. Còn trường hợp chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.
Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn Phòng Luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội
Còn theo đánh giá của cơ quan điều tra, phương thức lừa đảo của ông Thủy là đưa thông tin gian dối về các dự án và huy động vốn trái phép, đưa ra thông tin gian dối về lợi nhuận, về tính khả thi của dự án để cho các nhà đầu tư góp vốn, bằng hình thức cho vay vốn hoặc là mua cổ phần của Egroup, sau đó thế chấp lại cổ phần đó. Đây là phương thức thủ đoạn không mới, trước đó, một số chủ tịch tập đoàn bị khởi tố như Sen Tài Thu hay Tân Hoàng Minh cũng đã từng áp dụng thủ đoạn tương tự để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng nâng khống cổ phần lên, sau đó bán cổ phần của doanh nghiệp và cam kết lợi nhuận cố định. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không cho phép cam kết lợi nhuận cố định, về nguyên tắc, đã là đầu tư thì “lời ăn lỗ chịu”. Chính điều này đã làm các nhà đầu tư tin tưởng giao tiền. Nếu không có cam kết về lợi nhuận như thế, sự gian dối về tính khả thi của các dự án thì chắc chắn các bị hại sẽ không đầu tư.
Đây là hình thức huy động vốn trái phép của nhà đầu tư, sau đó, lừa đảo chiếm đoạt, không có khả năng chi trả.
Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm rõ hành vi phạm tội của ông Thủy đối với từng bị hại. Ngoài ra, tìm kiếm thông tin bị hại, để bị hại cung cấp thông tin, tài liệu, từ đó, xác định tổng số tiền đã chiếm đoạt là bao nhiêu, chiếm đoạt của bao nhiêu người. Qua đó, làm cơ sở xác định tội danh của các đối tượng liên quan trong vụ việc.
Để phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm và đảm bảo quyền lợi của người bị hại theo quy định của pháp luật, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị những người mua cổ phần, cho vay tiền bằng hình thức thế chấp cổ phần Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup hiện đang còn dư nợ chưa đến trình báo thì khẩn trương liên hệ, cung cấp hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, theo địa chỉ: Phòng 6/Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tại số 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, số điện thoại: 0988.866.611.
Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.
Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.
0