'Chi bộ bốn tốt', xây dựng Đảng mạnh từ gốc
Thời gian qua, các cấp ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội đang khẩn trương tổ chức thực hiện mô hình “Chi bộ bốn tốt”. Đây là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng góp phần xây dựng Đảng vững mạnh từ gốc, đáp ứng mục tiêu mạnh từng cán bộ, đảng viên và mạnh từng chi bộ, tổ chức cơ sở Đảng.
Đầu năm 2023, Quận uỷ Tây Hồ và phường Thuỵ Khuê triển khai kế hoạch “Chi bộ bốn tốt, đảng viên bốn tốt”, đảng viên, bí thư cấp uỷ phải đảm nhận việc khó để thực hiện. Hơn một năm qua, bà Võ Thị Minh - Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận của tổ dân phố 5, phường Thuỵ Khuê đã phải ngày đêm mất ăn mất ngủ để đến từng nhà, gặp từng người để vận động, thuyết phục các hộ dân bàn giao mặt bằng cho dự án cải tạo hệ thống thoát nước kéo dài 3km khu dân cư xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê.
Điểm nhấn mà Đảng bộ quận Tây Hồ triển khai kế hoạch xây dựng “Chi bộ bốn tốt”, “Đảng viên bốn tốt” đó là 100% các chi, Đảng bộ, người đứng đầu cấp uỷ, chi bộ đăng kí đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao để triển khai thực hiện.
Triển khai thực hiện “Chi bộ bốn tốt” gắn liền với “Đảng viên tốt” đã góp phần tạo chuyển biến rõ nét trong công tác sinh hoạt chi bộ thôn Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức như tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt định kỳ tăng, đảng viên đóng góp ý kiến nhiều hơn, nghị quyết ban hành gắn với thực tiễn hơn.
Việc triển khai thực hiện mô hình “Chi bộ bốn tốt”, “Đảng bộ cơ sở bốn tốt” là nhiệm vụ chính trị. Ban Thường vụ Thành uỷ thường xuyên nhắc nhở, chỉ đạo các cấp ủy tổ chức Đảng phải khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện những mô hình này. Trong đó lưu ý, đây còn là giải pháp cần thiết để củng cố các tổ chức cơ sở Đảng còn hạn chế, yếu kém.
Qua hơn một năm triển khai, mô hình “Chi bộ bốn tốt” đã từng bước tạo động lực nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chất lượng đảng viên, góp phần củng cố các tổ chức cơ sở Đảng còn hạn chế, yếu kém, xây dựng Đảng mạnh từ gốc.
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.
0