Chương trình 06 tạo đột phá trong phát triển văn hóa
Chương trình khẳng định quyết tâm "Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định phát triển bền vững Thủ đô".
Trong nhiệm kỳ qua, bám sát chỉ đạo của trung ương và yêu cầu thực tiễn của thành phố, Chương trình được triển khai thực hiện với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận tham gia tích cực của nhân dân và đã đạt được những kết quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong từng năm.
Chương trình 06 được ban hành với 18 chỉ tiêu, 51 đề án, kế hoạch; 22 dự án, nhóm dự án, tập trung ba nội hàm: Phát triển văn hóa; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh được Thành ủy xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước và Thủ đô. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm văn hiến, là trung tâm văn hóa lớn của cả nước”.
Triển khai Chương trình 06, các cấp ủy đều xây dựng Chương trình và kế hoạch thực hiện, đã tham mưu ban hành 46 văn bản trong đó có 2 Nghị quyết, 11 đề án, 33 kế hoạch. 18 chỉ tiêu của Chương trình cơ bản hoàn thành. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, Chương trình 06 đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó chú trọng xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình, xây dựng môi trường văn hóa trong cộng đồng.
Ông Phạm Trường Sơn, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận Khu dân cư số 4 phường Quán Thánh, quận Ba Đình, chia sẻ: "Khi hiểu rõ về kỹ năng ứng xử văn hóa, về tất cả những tiêu chí về xây dựng tổ dân phố văn minh, tổ dân phố kiểu mẫu thì toàn nhân dân rất ủng hộ".
Toàn thành phố có 5.266 thiết chế, công trình văn hóa, thể thao, trong đó nhiệm kỳ này đã đầu tư được 633 thiết chế, trở thành địa chỉ văn hóa phục vụ việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại cộng đồng dân cư góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh cho nhân dân.
Thực hiện Chương trình số 06, Thành ủy ban hành Nghị quyết số 09 về Phát triển công nghiệp văn hóa, triển khai nhiệm vụ Nghị quyết gắn với việc tổ chức các nội dung của Thành phố sáng tạo. Hà Nội ngày càng nâng cao năng lực tổ chức sự kiện quy mô quốc tế, xây dựng được các sản phẩm văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, di sản Hà Nội.
Ông Jonathan Baker, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, cho biết: "Ngay từ những ngày đầu, Hà Nội đã dành sự nghiêm túc đặc biệt đối với danh hiệu thành phố sáng tạo ủa UNESCO. Hà Nội đã xây dựng hàng loạt các sự kiện mà thành phố dự định thực hiện trong những năm tiếp theo. Hà Nội đã thực hiện đúng cam kết đó trong 5 năm vừa qua. Hà Nội đã trở thành hình mẫu cho các thành phố khác ở Việt Nam, như Hội An, Đà Lạt cũng như các thành phố khác trong khu vực và trên toàn thế giới".
Sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 25 năm Thủ đô Hà Nội được UNESCO vinh danh "Thành phố vì hòa bình" thực sự là ngày hội của người dân Hà Nội, lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ. Việc tổ chức "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" cũng là một phần trong chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô hàng năm, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa và phát triển kinh tế bền vững cho Thủ đô.
Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hà Nội xác định là khâu đột phá, góp phần tạo nền tảng quan trọng để Thủ đô thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. Trong đó, chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã có những bước phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.
TS Lê Thanh Quang, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, cho biết: "Với tỷ lệ đào tạo trong quá trình học tập, các em sẽ được học trên 60-70% là thực hành và đào tạo tích hợp, các em học lý thuyết tới đâu thì thực hành tới đó".
Thành phố cũng tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính. Công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Trong đó, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, gương mẫu và tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội được đề cao.
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội, cho biết thêm: "Trong mọi công tác thì vấn đề văn hóa và vấn đề con người, phát triển con người Hà Nội phải là trung tâm của quá trình phát triển. Song hành với đó là để khôi phục, gìn giữ những nét đẹp của văn hóa truyền thống 1000 năm Thăng Long - Hà Nội".
Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định rõ, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là một mục tiêu lớn và khó, đòi hỏi không chỉ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, còn có trách nhiệm của mỗi công dân Thủ đô nhằm chung tay xây dựng Hà Nội thành điểm đáng đến, thành phố đáng sống.
Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh sẽ là sức mạnh nội sinh, động lực to lớn để Thủ đô bứt phá, quyết tâm đi đầu trong kiến tạo kỷ nguyên mới.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề năm 2025 theo Kế hoạch số 81 về phát triển ngành nghề nông thôn của UBND thành phố Hà Nội.
Cuộc thi sáng tác truyện thiếu nhi với chủ đề “Sáng tác cùng Dế” là sự kiện mở màn cho sân chơi văn học - nghệ thuật hoàn toàn mới, dành riêng cho các em thiếu niên và nhi đồng trên cả nước.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao ngày 29/3 đã tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
Để thu hút, hấp dẫn công chúng, ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp thiết thực, phù hợp với xu hướng phát triển bảo tàng hiện đại.
Lễ hội văn hóa ẩm thực được tổ chức tại Khu du lịch Văn Thánh với hơn 600 món ngon của các địa phương và văn hóa ba miền đang thu hút đông đảo người dân và du khách tại TP. HCM.
Nhờ những ca khúc như "See tình", "Bắc Bling", giờ đây âm nhạc Việt đã không còn là nét riêng biệt mà đang dần trở thành sứ giả văn hoá, mang bản sắc dân tộc đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
0