COP28 tranh cãi vễ loại bỏ nhiên liệu hóa thạch

Các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp quốc trong ba thập kỷ qua vẫn chưa giải quyết được vấn đề nhiên liệu hóa thạch. Tại hội nghị COP28 ở Dubai, hơn 80 quốc gia cố gắng thúc đẩy một hiệp ước nhằm loại bỏ dần tất cả các nhiên liệu hóa thạch phát thải khí CO2. Trong khi đó, Nga, Saudi Arabia và Trung Quốc – những nước sản xuất và sử dụng dầu khí hàng đầu thế giới lạidẫn đầu nhóm phản đối việc loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch.

Cơ quan khí hậu Liên Hợp Quốc đã công bố một dự thảo về “loại bỏ nhiên liệu hóa thạch một cách có trật tự và công bằng”, nếu được thông qua, đây sẽ là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên nhằm chấm dứt thời đại dầu mỏ.

Văn bản này bao gồm 3 phương án xử lý nhiên liệu hóa thạch. Đầu tiên là “loại bỏ một cách có trật tự và công bằng”, có nghĩa là các quốc gia giàu có với lịch sử đốt nhiên liệu hóa thạch lâu đời sẽ thúc đẩy loại bỏ nhiên liệu hóa thạch nhanh và sớm hơn các quốc gia khác. Thứ hai là “đẩy nhanh các nỗ lực hướng tới việc loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch không suy giảm”. Và phương án thứ ba là tránh đề cập đến việc loại bỏ dần dần.

Na Uy - quốc gia sản xuất dầu khí lớn nhất châu Âu, nếu không tính Nga - cho rằng việc “loại bỏ dần” là một công cụ để đạt được mục tiêu về một hệ thống năng lượng không có khí thải. Quan điểm này được ủng hộ bởi Mỹ, Canada, 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU), các quốc đảo nhỏ dễ bị tổn thương về khí hậu, một số quốc gia châu Phi bao gồm Kenya và Ethiopia, và các nước Mỹ Latinh như Chile và Colombia.

Trong khi đó, Nga, Saudi Arabia và Trung Quốc – những nước sản xuất và sử dụng dầu khí hàng đầu thế giới – dẫn đầu nhóm phản đối việc loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman tuyên bố rằng đất nước của ông sẽ hoàn toàn không đồng ý với một thỏa thuận yêu cầu giảm dần từng giai đoạn. UAE – quốc gia đăng cai COP28, cũng chung quan điểm này.

Uganda, Mozambique và những quốc gia khác có tỷ lệ tiếp cận điện thấp ở châu Phi có kế hoạch phát triển hoặc mở rộng sản xuất dầu khí trong những năm tới. Các nước này cho rằng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch đồng nghĩa với việc yêu cầu đất nước họ tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói. Dù vậy, một số quốc gia châu Phi cho biết họ có thể ủng hộ thỏa thuận loại bỏ dần nếu các nước giàu, những nước từ lâu đã sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng ý từ bỏ trước.

Đại diện các doanh nghiệp dầu khí thì rõ ràng không muốn từ bỏ lợi ích kinh tế. Đa số công ty cam kết sẽ cắt giảm khí thải, nhưng đề xuất những phương án khác thay vì loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Văn bản dự thảo của COP28 cũng bao gồm nội dung kêu gọi mở rộng quy mô công nghệ thu hồi carbon. Một số quốc gia lo ngại những công nghệ mới như vậy đang được sử dụng để biện minh cho việc tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Hầu hết các ý kiến phản đối loại bỏ nhiên liệu hóa thạch cho rằng các biện pháp này sẽ gây tổn hại về mặt kinh tế. Nhưng theo các chuyên gia, thay vì gây tổn hại cho tăng trưởng, các biện pháp xanh sẽ mang lại hy vọng tốt nhất để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Một nghiên cứu do công ty tư vấn Deloitte công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã kết luận rằng việc chuyển đổi sang phát thải ròng bằng 0 có thể mang lại thêm 43 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới trong 5 thập kỷ tới. Một ủy ban gồm một số doanh nhân và nhà tài chính hàng đầu thế giới cũng cho rằng chuyển đổi xanh có thể tạo ra 380 triệu việc làm. Và một báo cáo của các viện hàng đầu châu Âu tính toán rằng nó có thể giúp 3-4 tỷ người thoát khỏi đói nghèo.

Đây không chỉ là lý thuyết. Vương quốc Anh đã giảm 44% lượng khí thải carbon kể từ năm 1990, trong khi tăng trưởng 78%. Nền kinh tế xanh của nước này hiện lớn hơn gần 4 lần so với lĩnh vực sản xuất, cung cấp hơn 1,2 triệu việc làm. Phần Lan hiện nhận được 95% năng lượng từ các nguồn “phi carbon”, và tính theo đầu người, Phần Lan vẫn giàu có hơn Pháp, Italia hoặc Anh. Mỹ cũng công bố khoản đầu tư trị giá 369 tỷ USD hướng tới nền kinh tế xanh.

Bên cạnh khí carbon dioxide, một loại khí nhà kính khác gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng được thảo luận tại COP28 là khí mê-tan. Khí mê-tan không màu và không mùi, nhưng có hại hơn nhiều so với khí carbon dioxide. Khoảng 60% lượng khí thải mê-tan trên thế giới là do hoạt động của con người tạo ra - phần lớn đến từ nông nghiệp, xử lý chất thải và sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, nồng độ mê-tan trong khí quyển hiện đang tăng với tốc độ khoảng 1% mỗi năm. Việc giảm lượng khí thải mê-tan là rất quan trọng để hạn chế sự nóng lên của hành tinh nhằm ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Châu Á đã trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thị trường tiêu dùng khổng lồ. Trong đó, các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Singapore được coi là những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.