Cúm A tăng nhanh, nhiều bệnh nhân biến chứng nặng

Thời tiết miền Bắc đang trong những ngày giao mùa, nhiệt độ trong ngày thay đổi thất thường, số trẻ mắc các bệnh hô hấp tiếp tục tăng, đặc biệt là cúm A. Tại các bệnh viện Trung ương tiếp nhận rất đông bệnh nhân mắc cúm A. Đối tượng chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Đáng chú ý, bệnh nhân cúm A nặng phải thở máy cũng chiếm số lượng đáng kể trong các bệnh truyền nhiễm.
Sau một đêm sốt cao đến hơn 40 độ C, một bệnh nhi gần 2 tuổi ở huyện Đông Anh, Hà Nội đã buộc phải chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị và phải thở oxy. Sau khi làm các xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán mắc cúm A biến chứng nặng. Anh Nguyễn Minh Tuấn – bố của bệnh nhi cho biết ban đầu trẻ cũng chỉ có các triệu chứng thông thường như sốt, ho, gia đình cũng không nghĩ đến cúm A.
TS Đỗ Thị Thúy Nga - Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám cho bệnh nhi.

TS.BS Đỗ Thúy Nga - Trung tâm nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, số ca mắc  cúm A vào điều trị tăng gấp 3 lần so với các tháng trước, trung bình mỗi ngày dao động từ 60 – 80 ca bệnh nội trú, chiếm khoảng 1/2 số trẻ điều trị.

Còn tại khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương có 20% số giường bệnh đang điều trị cúm A. Khoa Hồi sức tích cực không còn giường trống như cách đây vài tháng, nhiều bệnh nhân do có bệnh lý nền như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… nên khi mắc cúm A bị biến chứng nặng. TS.BS Trần Văn Giang cho biết, đa số những trường hợp này đều phải thở máy dài ngày tuy nhiên bệnh viện vẫn trang bị đầy đủ máy móc, hóa chất.

Số ca mắc cúm A nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương gia tăng nhanh chóng.

Trong thời tiết hiện nay, không khí thay đổi thất thường là điều kiện thích hợp cho các mầm bệnh trong đó có  cúm A phát triển mạnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cúm A là loại bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng… Trẻ sơ sinh, trẻ có bệnh nền như rối loạn chuyển hoá, tim bẩm sinh, phổi tắc nghẽn mãn tính nếu mắc cúm rất nguy hiểm, tăng nguy cơ biến chứng nặng, bội nhiễm, đồng nhiễm.

Để chủ động phòng ngừa bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tụ tập đám đông, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi... Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là thực hiện tiêm  vaccine cúm hàng năm. Các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi) cần tiêm trước mùa dịch./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.