Dáng hình của đất| Nghệ nhân Hà Nội | 06/04/2024

Thương hiệu gốm Bát Tràng đã nổi tiếng xưa nay nhưng thực trạng hiện nay là hầu hết các hộ gia đình đều chọn sản xuất công nghiệp thay vì làm theo lối thủ công truyền thống (vuốt-nặn-vẽ bằng tay). Có 1 số ít nghệ nhân vẫn theo đuổi cách làm gốm thủ công này, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Tuấn Minh – 1 trong những người trẻ nhất ở Bát Tràng vinh dự nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội. Bên cạnh chân dung người nghệ nhân trẻ này, cùng tìm hiểu những nét đặc sắc của sản phẩm gốm thủ công, và đằng sau đó là những khó khăn, thách thức gì trên con đường bám trụ với nghề, và nhìn về tương lai của gốm thủ công.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hơn 50 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa, làng mộc Yên Quán, xã Tân Phú, Quốc Oai, đã tạo ra nhiều sản phẩm mộc độc đáo. Trong số đó, có 11 sản phẩm tiêu biểu được thành phố Hà Nội công nhận đạt OCOP 4 sao.

Là một trong những người đầu tiên ở làng quất Tứ Liên trồng quất bonsai trong bình, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh phải mất đến 5 năm mới thành công và thêm 10 năm nữa để sản phẩm của mình được đón nhận rộng rãi ở Thủ đô. Với ông, chăm sóc quất cảnh đặc biệt cần nhiều tâm huyết bởi vẻ đẹp của cây quất không chỉ nằm ở tạo dáng mà còn ở cách chăm sóc sao cho mang tới hồn Tết đủ đầy cho mỗi gia đình.

Xuất thân là một họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Minh Đức đã mang góc nhìn nghệ thuật độc đáo của mình để thổi hồn vào từng bông hoa lụa sống động. Từ việc chọn chất liệu mềm mịn, cách pha màu tinh tế đến cách tạo dáng từng đường gân lá, cành tỉ mỉ, mỗi tác phẩm đều kết tinh sự sáng tạo biến những bông hoa thành những tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc.

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã không ngừng sáng tạo, cải tiến các kỹ thuật chần bông để thiết kế nên những chiếc áo vừa tinh xảo vừa gần gũi với người Việt.

Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng những cái tên sản phẩm như "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong thời đại ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở cho sản phẩm the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít những gian nan, mỏi mệt.