Ban công của mẹ - thư viện miễn phí giữa lòng Hà Nội

Sở hữu hơn 10.000 đầu sách với đa dạng thể loại, không gian đọc rộng rãi, mở cửa miễn phí, thư viện tư nhân “Ban công của mẹ” ở phố Vĩnh Phúc đã thu hút rất nhiều gia đình và các bạn nhỏ đến đọc và mượn sách.

Xuất phát từ tủ sách gia đình được gìn giữ qua nhiều thế hệ cùng mong muốn chia sẻ tri thức, chị Nguyễn Thu Hương đã mở thư viện này với một ý nghĩa đặc biệt.

Chị Nguyễn Thu Hương, nhà sáng lập Thư viện “Ban công của mẹ” chia sẻ: “Thực ra mình luôn giữ gìn sách rất cẩn thận, nên sách lúc nào cũng như mới. Nhưng nếu sách chỉ nằm trên giá thì chẳng khác nào sách chết. Khi mở thư viện, sách được luân chuyển, được nhiều người đọc và khi đó, sách mới thực sự ‘sống’, mang lại giá trị lớn hơn rất nhiều”.

Nằm trong ngôi nhà ở phố Vĩnh Phúc, quận Ba Đình (Hà Nội), thư viện sở hữu hơn 10.000 đầu sách miễn phí, từ tiếng Việt đến tiếng Anh, với đa dạng thể loại như khoa học, lịch sử, văn học,… Không gian rộng rãi với hai tầng đọc sách, mở cửa từ 7h sáng đến 21h tối mỗi ngày, đã thu hút rất nhiều gia đình và các bạn nhỏ đến đọc sách và mượn sách về nhà.

Em Đoàn Như An (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình) cho hay: “Thỉnh thoảng con hay đến đây. Cuối tuần mẹ con dẫn con đi đọc sách. Con rất thích đọc ở đây.”

Chị Nguyễn Thị Phương Anh (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) cho biết: “Nhờ có dự án ‘Ban công của mẹ’, hai mẹ con mình có một nơi để ghé qua cuối tuần. Đây thực sự là không gian tuyệt vời để nuôi dưỡng tình yêu đọc sách và phát triển văn hóa đọc cho các bạn nhỏ” .

Không chỉ là nơi cung cấp sách miễn phí, thư viện còn mang đến một không gian yên tĩnh, ấm áp, khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy tìm được một nơi lý tưởng để con trẻ yêu thích việc đọc.

Chị Vũ Thị Kim Dung (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm) bày tỏ: “Mình theo dõi thư viện từ lâu nhưng hôm nay mới lần đầu tiên đến trực tiếp. Không gian ở đây rất yên tĩnh, sách đa dạng. Bé nhà mình thích đọc sách ở nhà, nhưng mình muốn tìm một nơi có môi trường tốt hơn để hai mẹ con cùng đọc” .

Giải thích về cái tên “Ban công của mẹ”, chị Hương chia sẻ rằng “mẹ” ở đây không chỉ là người mẹ thân yêu của chị, mà còn chính là chị - một người mẹ muốn truyền tình yêu sách cho con cái. Mẹ chị đã rèn thói quen đọc sách cho chị từ nhỏ và ủng hộ việc mở thư viện. Giờ đây, khi trở thành mẹ, chị Hương tiếp tục lan tỏa tình yêu ấy đến các con và nhiều em nhỏ khác.

Bạn Vũ Minh Tuệ Chi, con gái chị Nguyễn Thu Hương chia sẻ: “Mẹ truyền cho con tình yêu sách từ khi con còn nhỏ. Con cũng giúp mẹ xếp sách, hướng dẫn mọi người mượn sách về. Nếu sau này mẹ con ‘nghỉ hưu’, con muốn tiếp quản thư viện để duy trì và lan tỏa tình yêu sách”.

Suốt sáu năm duy trì thư viện, nguồn động lực lớn nhất của chị Hương chính là sự háo hức trong đôi mắt trẻ thơ mỗi khi bước vào không gian tràn ngập sách.

“Ban đầu mình không nghĩ niềm vui lại lớn đến thế. Nhưng khi thấy các bé đến đây, háo hức lật giở từng trang sách, mình cảm nhận được ý nghĩa của việc này. Điều đó tiếp thêm động lực để mình tiếp tục giữ gìn và phát triển thư viện lâu dài”, chị Nguyễn Thu Hương, nhà sáng lập Thư viện “Ban công của mẹ” cho biết thêm.

“Ban công của mẹ” không chỉ là một thư viện mà còn là câu chuyện về sự sẻ chia, về cộng đồng cùng nhau vun đắp thói quen đọc sách. Với những đôi tay nâng niu từng trang sách, những ánh mắt say mê chữ nghĩa, hành trình ấy chắc chắn sẽ còn tiếp tục, lan tỏa tri thức đến nhiều thế hệ mai sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.

Chùa Thắng Nghiêm tọa lạc tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai là công trình tâm linh có kiến trúc độc đáo, với giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời.

Tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hầm D67 và Hầm T1 là hai “địa chỉ đỏ” - nơi đây không đơn thuần là một công trình kiến trúc quân sự kiên cố, mà còn là hiện thân của tinh thần đấu tranh bất khuất, một di tích vững bền với thời gian.

Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc "50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước" (30/4/1975 - 30/4/2025) vào sáng nay (25/4), tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển công trình chào mừng “Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” đối với Di tích chùa Xã Đàn, quận Đống Đa, vào sáng 25/4.

Triển lãm chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” được khai mạc chiều ngày 24/4, với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, trong đó có nhiều tài liệu, hiện vật gốc lần đầu ra mắt công chúng.