Đề nghị cắt điện nước với đối tượng vi phạm hành chính

"Đối với các công trình đang thi công có vi phạm về quá tầng, không được thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy thì cách tốt nhất để dừng lại là cắt điện, nước, không cho thi công", đây là đề nghị của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

 

Chiều 11/6, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì phiên họp.

Đại biểu thành phố Hà Nội tham dự phiên họp có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại Kỳ họp thứ 7 đợt một vừa qua, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng.

Tại phiên họp, đã có 26 lượt ý kiến phát biểu và 05 vị đại biểu Quốc hội gửi ý kiến tham gia bằng văn bản. Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, ý kiến của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật dài 28 trang và rà soát, chỉnh lý toàn bộ nội dung của dự thảo luật, bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, đặc biệt là Nghị quyết số 15, Kết luận số 80 của Bộ Chính trị; đồng thời, bám sát 09 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định khi bổ sung dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. 

Dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 07 chương và 54 điều, trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật tại 36/54 điều so với dự thảo luật trình Quốc hội tại đầu Kỳ họp thứ 7. Các nội dung chưa được tiếp thu đều đã được giải trình cụ thể trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long bày tỏ thống nhất với báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, chỉ còn một số vấn đề mang tính kỹ thuật cần hoàn thiện. Trong đó, về áp dụng pháp luật, trường hợp chưa có quy định cụ thể về việc áp dụng pháp luật và việc áp dụng quy định đó cần thiết cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ trên cơ sở đề xuất của UBND thành phố Hà Nội và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Đối với quy định được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long bày tỏ thống nhất với việc sau khi chỉnh lý, quy định này được chuyển từ biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính sang biện pháp quản lý hành chính.

Phát biểu tại phiên họp, về vấn đề trên, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng đây là vấn đề cực kỳ bức xúc trong thực tiễn. Chủ tịch UBND thành phố đặt vấn đề trong một khu chung cư, một vài hộ cố tình vi phạm về phòng cháy, chữa cháy thì vì an toàn cho những hộ còn lại, việc vi phạm quyền của về được cung cấp điện, nước có được không? 

“Đối với các công trình đang thi công có vi phạm về quá tầng, không được thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy thì cách tốt nhất để dừng lại là cắt điện, nước, không cho thi công”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Từ đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị cần quy định trong luật trên tinh thần giao cho thành phố Hà Nội quyền ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và người có thẩm quyền mới được ra quyết định, không phải bất kỳ ai cũng làm được. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ ủng hộ quy định ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong dự thảo luật; đồng thời Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần quy định thành phố Hà Nội được quyền áp dụng một số biện pháp hành chính mạnh hơn trong trường hợp bất khả kháng để quản lý tốt hơn, thực hiện đúng các quy hoạch phát triển Thủ đô.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi), còn một số vấn đề kỹ thuật đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra hoàn thiện xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội để hoàn chỉnh báo cáo, trình Quốc hội xem xét, bấm nút thông qua tại đợt hai của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chuyến thăm Việt Nam lần này được người đứng đầu Điện Kremlin đánh giá mang tính biểu tượng cao, khi diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (16/6/1994 - 16/6/2024), đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành khoảng 3/4 chương trình đề ra với chất lượng và hiệu quả cao. Góp phần truyền tải kịp thời, sinh động và đa dạng các nội dung của Kỳ họp phải kể tới sự đóng góp rất tích cực của báo chí.

Thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ về tính khả thi của các biện pháp xử lý chuyển hướng được quy định tại Điều 36 của dự thảo Luật.

Sáng 21/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Sáng nay (21/6), với 91,99% tỷ lệ phiếu ủng hộ, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Tối qua, 20/6, các cựu sinh viên từng học tập tại Liên Xô và Liên bang Nga đã vinh dự được gặp mặt Tổng thống Putin trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của ông.