Đề xuất thêm phương tiện phải lắp giám sát hành trình

Mới đây, Bộ Công an vừa có đề xuất ô tô kinh doanh vận tải, xe đầu kéo, cứu thương, cứu hộ giao thông phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhằm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn giao thông.

Bộ Công an đề xuất 4 loại phương tiện phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh tài xế bao gồm xe  ô tô kinh doanh vận tải, các loại xe đầu kéo, cứu thương và xe cứu hộ giao thông

Thiết bị giám sát hành trình phải bảo đảm tối thiểu yêu cầu lưu trữ và truyền dẫn các thông tin như: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục và các thông tin, dữ liệu khác về hệ thống quản lý dữ liệu giám sát hành trình của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an). 

Bộ Công an đề xuất 4 loại phương tiện phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh tài xế.

Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, tài xế phải sử dụng thẻ nhận dạng của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị GSHT của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.

Đối với quy định lắp đặt thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe, dự thảo nghị định quy định ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe đầu kéo, cứu thương, cứu hộ giao thông phải lắp đặt thiết bị ghi nhận hình ảnh tài xế.

Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500km và tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500km.

Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, tài xế phải sử dụng thẻ nhận dạng của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ.

Ngoài ra, hình ảnh từ thiết bị ghi nhận hình ảnh lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 - 20 lần/giờ (tương đương từ 3 - 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và được lưu trữ trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất.

Đặc biệt, chủ xe hoặc người lái xe không được sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện tượng ngập nước và thủy kích là một vấn đề khiến nhiều lái xe lo lắng, khi nước vào xe nó không chỉ ảnh hưởng đến động cơ mà còn làm hư hại đến hệ thống điện, trang thiết bị, nội thất cũng như giảm giá trị của chiếc xe.

Được cho là có khả năng vận hành tốt hơn xe xăng khi di chuyển qua vùng nước ngập. Tuy nhiên sau khi xe lội nước, chủ xe điện cũng cần lưu ý kiểm tra một số bộ phận của xe để đảm bảo an toàn, tránh các hư hỏng phát sinh.

Cục Đường bộ khuyến cáo, doanh nghiệp trước khi đưa xe vào hoạt động kinh doanh vận tải phải theo dõi tình hình dự báo thời tiết, khảo sát lộ trình tuyến đường, địa điểm nơi đến nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Để gia tăng tính cạnh tranh và thị phần trong phân khúc bán tải, Mitsubishi đã ra mắt Triton thế hệ 6 tại thị trường Việt Nam. Phiên bản mới thay đổi hoàn toàn từ bên trong, bên ngoài cho đến động cơ, có thể cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.

Trong số những vấn đề được bàn luận trên các nền tảng mạng xã hội những ngày qua, nhiều người bày tỏ thắc mắc ô tô bị hư hại do cây đổ, ngập nước do thiên tai có được đền bù bởi bảo hiểm hay không và phương án đền bù sẽ như thế nào?

Mưa lũ thường kéo theo nước chảy siết qua các con đường nơi có nhiều đồi núi hoặc các đập tràn, gây nguy hiểm cho các phương tiện. Các tài xế khi di chuyển qua địa hình này luôn phải đối mặt với những nguy hiểm nếu không cẩn trọng.