Deadline và nghỉ lễ

Dồn việc, làm túi bụi, cật lực để kịp có được 3,4 ngày nghỉ trọn vẹn, đó là tình trạng của nhiều người trước các kỳ lễ, Tết. Đến khi được nghỉ thì mệt mỏi rã rời, không còn năng lượng cho các cuộc đi chơi. Không ai thích điều đó, nhưng tại sao đa phần đều chấp nhận như một quy luật tất yếu? Có cách nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này?

Làm tròn trách nhiệm để nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới dài 5 ngày, nghe thật hấp dẫn, nhất là đối với những ai yêu thích du lịch. Biết bao nhiêu nơi có thể đi, bao nhiêu buổi tụ tập với người thân, bạn bè đang chờ đợi. Nhưng, công việc vốn không biết chờ đợi; deadline xếp hàng trước mặt. Vậy là để có các ngày nghỉ trọn vẹn, ai cũng cố gắng làm xong mọi việc, thậm chí là làm ngày làm đêm.

Từ 10 ngày nay, tại bộ phận "Một cửa" của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội), chị Bùi Thị Trang, chuyên viên trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, đều đến cơ quan sớm hơn 30 phút và về muộn hơn thường ngày. Vì khối lượng nhận và giải quyết hồ sơ của người dân gửi đến tăng lên gấp ba, gấp bốn lần. Có lẽ do mọi người muốn làm thủ tục trước dịp lễ cho yên tâm, nên với khối lượng công việc như vậy, chị Trang chưa có thời gian để nghĩ đến kỳ nghỉ. Cả bộ phận dồn sức cho khoảng 100 hồ sơ tiếp nhận và xử lý mỗi ngày. 

Từ 10 ngày nay, tại bộ phận "Một cửa" của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội), lượng hồ sơ nhận và giải quyết tăng lên gấp ba, gấp bốn lần.

Nghỉ lễ nhưng không nghỉ làm

Chỉ những người làm nghề y mới hiểu thời gian y, bác sĩ đồng hành cùng bệnh nhân ở trong viện còn nhiều hơn thời gian bên gia đình. Vào những ngày nghỉ hay ngày lễ, y, bác sĩ càng phải làm việc nhiều và áp lực hơn. 

Bác sĩ CKII Bùi Đức Duy, Trưởng Khoa Ngoại tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) thường ít có ngày nghỉ trọn vẹn, nhất là vào các dịp lễ, tết. Trong khi người người, nhà nhà được sum họp bên gia đình, vui chơi, bác sĩ Duy cùng đồng nghiệp tạm gác chuyện riêng, vì nhiều ca mổ cấp cứu, thời gian không cho phép chờ đợi. Trung bình mỗi ngày, Khoa Ngoại tiêu hóa thường xuyên phẫu thuật cho gần 10 bệnh nhân.

Các y, bác sĩ thường ít có ngày nghỉ trọn vẹn, nhất là vào các dịp lễ, tết.

Ở một không gian khác của bệnh viện, cũng luôn có những người không có lễ, tết. Đó là các cán bộ, y bác sỹ tại Khoa Nội thận tiết niệu. Ngày nào cũng có 3 ca chạy thận cho khoảng 200 bệnh nhân. 2 bác sĩ và 10 điều dưỡng sẽ trực trong 5 ngày nghỉ lễ. 

Ngày người dân nghỉ lễ, cũng là lúc lưu lượng bệnh nhân vào các khoa cấp cứu, hồi sức, chấn thương gia tăng do liên quan đến uống rượu, tai nạn giao thông. Vì vậy, những ngày nghỉ lễ, các y bác sĩ luôn trực 24/24 giờ, căng mình phục vụ bệnh nhân. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.