Diễn biến chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/10
70% xe chiến đấu của Ukraine tại Vùng Kursk bị phá hủy
“Các lực lượng Nga đã phá hủy gần 70% xe chiến đấu của Ukraine tham gia vào các hoạt động tại Vùng biên giới Kursk của Nga”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quân sự - Chính trị của Lực lượng vũ trang Nga, Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Akhmat, Thiếu tướng Apty Alaudinov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Komsomolskaya Pravd.
Ông Apty Alaudinov cho biết thêm: "Họ đã triển khai các nguồn lực lớn nhất trong ba năm qua để tấn công vào một khu vực, cụ thể là hơn 200 xe tăng, hơn 400 xe chiến đấu bọc thép và xe chở quân. Tất cả những thứ tồi tàn của châu Âu mà họ có đều được triển khai trong chiến dịch này. 70% số xe này đã bị phá hủy".
Theo ông Alaudinov, các nguồn lực quân sự của Ukraine đã cạn kiệt. Hiện tại, Kiev thậm chí còn không còn đủ một nửa số quân được triển khai để tấn công Khu vực Kursk. Hơn nữa, theo lời ông Alaudinov, Ukraine không có nhiều binh lính được huấn luyện như khi bắt đầu chiến dịch năm 2023.
"Chúng tôi thấy rằng tất cả các đơn vị được triển khai ở đây đều được thành lập từ những đơn vị được huy động vào tháng 6 ", ông nhấn mạnh, những người lính này không được huấn luyện nhiều. Họ sẽ không thể đánh bại Nga với số lượng nhân lực như vậy.
Lực lượng Nga đẩy quân đội Ukraine ra khỏi biên giới hành chính ở Lugansk
Theo Hãng thông tấn TASS, lực lượng Nga đã đẩy quân đội Ukraine ra khỏi vị trí gần khu định cư Myasozharovka và tiến thêm 1,5 km để đến biên giới hành chính của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR), chuyên gia quân sự Andrey Marochko cho biết hôm 11/10.
"Quân đội của chúng tôi đã đẩy được quân địch ra khỏi vị trí của chúng ở phía Tây Nam khu định cư Myasozharovka trong các hoạt động chiến đấu tích cực. Điều này đã giúp quân đội Nga tiến thêm 1,5 km và đến biên giới hành chính của LPR", ông Andrey Marochko cho biết.
Với bước tiến gần Myasozharovka, quân đội Nga cũng đã bắt đầu khai hỏa "chính xác hơn" vào các đơn vị địch đóng quân tại khu vực cộng đồng Lozovaya.
Bộ Quốc phòng Nga báo cáo vào ngày 29/9 rằng, các đơn vị ở mặt trận phía Tây đã giải phóng khu định cư Makeyevka nhờ các hoạt động tấn công thành công. Như ông Marochko chỉ ra, quân đội Ukraine kiểm soát chưa đến 1% lãnh thổ LPR sau khi quân đội Nga giải phóng Makeyevka.
Ukraine thừa nhận Nga đã kiểm soát nửa thành phố cửa ngõ Donetsk
Một quan chức Ukraine cho biết, nước này chỉ còn kiểm soát 40-50% diện tích Toretsk, thành phố cửa ngõ nối hậu phương với phòng tuyến của Kiev tại tỉnh Donetsk.
"Có thể nói rằng quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát khoảng 40-50% diện tích thành phố Toretsk. Lực lượng Nga đã giành khu vực còn lại", Vasyl Chynchyk, lãnh đạo cơ quan quân sự Toretsk cho biết.
Thông tin này được đưa ra ba ngày sau khi quân đội Ukraine thừa nhận Nga bắt đầu tiến vào ngoại ô phía đông thành phố .
Ông Chynchyk khẳng định quân đội Nga chưa đạt thêm bước tiến nào ở Toretsk trong 24 giờ qua. Còn khoảng 1.150 người dân trong thành phố, binh sĩ và cảnh sát Ukraine đang hỗ trợ họ sơ tán.
Quân đội Ukraine không bình luận về tỷ lệ kiểm soát, nhưng nói rằng đã xảy ra 8 trận giao tranh trên mặt trận Toretsk vào ngày 10/10, khi quân đội Nga tấn công trung tâm thành phố và khu vực làng Shcherbynovka ở phía tây đô thị này.
Bộ Quốc phòng Nga cũng chưa lên tiếng về chiến dịch tại Toretsk. Một số kênh Telegram ủng hộ quân đội Nga cho biết các đơn vị nước này đang duy trì đà tiến trong nội thành Toretsk, bất chấp lực lượng Ukraine kháng cự dữ dội.
Toretsk, còn gọi là Dzerzhinsk, là thành phố cửa ngõ ở tỉnh Donetsk, nơi quân đội Ukraine bám trụ suốt 10 năm qua sau khi xung đột với phe ly khai bùng phát năm 2014. Thành phố này có dân số gần 31.000 người trước khi chiến sự bùng phát.
Đây được đánh giá là thành phố cửa ngõ của tỉnh Donetsk, cũng là trụ cột của phòng tuyến mà Ukraine thiết lập trong khu vực. Phát ngôn viên quân đội Ukraine Nazar Voloshyn nhận định Nga muốn biến Toretsk thành bàn đạp để thọc sườn thành trì Chasov Yar từ phía nam.
Dmytro Snehiryov, nhà phân tích quân sự Ukraine, cho biết thành phố Toretsk có giá trị chiến lược nhờ vai trò trung tâm hậu cần quan trọng và nằm ở địa hình cao hơn khu vực xung quanh.
"Kiểm soát Toretsk sẽ giúp Nga chặn các tuyến hậu cần chủ chốt kết nối hậu phương với tiền tuyến của Ukraine tại Donetsk. Trong số này có trục đường nối thành phố Konstantinovka với các thành trì chiến lược do Ukraine nắm giữ là Pokrovsk và Kramatorsk. Chiến dịch này cũng cho thấy Moscow đang tiếp tục tìm cách buộc Kiev dàn mỏng lực lượng", ông Dmytro Snehiryov nhận xét.
Ukraine bắn 46 UAV vào Vùng Belgorod của Nga
Ngày 11/10, Ukraine đã bắn 46 máy bay không người lái (UAV), nhiều hơn gần gấp đôi so với ngày hôm qua và 96 quả đạn vào 9 quận ở Vùng Belgorod của Nga, làm ba người bị thương, thống đốc vùng Belgorod, Vyacheslav Gladkov, cho biết trên kênh Telegram.
"Tại quận Shebekinsky, 12 quả đạn trong 2 đợt pháo kích và 5 UAV đã được bắn vào thành phố Shebekino, các làng Dobroye, Murom, Rzhevka. Hai dân thường bị thương, 27 căn hộ trong hai tòa nhà chung cư, tám ngôi nhà riêng, 80 xe ô tô chở khách, hai tòa nhà phụ, một tòa nhà hành chính, một phòng trong một cơ sở nông nghiệp và một cơ sở sản xuất công nghiệp đã bị hư hại", ông Vyacheslav Gladkov cho biết.
Quận Borisovsky bị tấn công bởi ba UAV, khiến một dân thường bị thương. Tổng cộng có 39 quả đạn và 16 UAV được bắn vào quận Belgorod, làm hư hại 5 ngôi nhà riêng, chín xe ô tô chở khách và hai tòa nhà phụ.
Mười quả đạn và một UAV đã được bắn vào các khu định cư ở quận Volokonovsky. Một cơ sở xã hội, một trạm dừng phương tiện giao thông công cộng và một đường dây cung cấp điện đã bị hư hại. Quận Grayvoronsky bị tấn công bởi 21 quả đạn và 11 UAV.
Tổng thống Ukraine công du một loạt nước châu Âu tìm kiếm hỗ trợ quân sự
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 10/10 đã bắt đầu công du tới một loạt nước châu Âu, thảo luận với các nhà lãnh đạo châu Âu, gồm Anh, Pháp, Italy, và Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về kế hoạch chấm dứt xung đột trong bối cảnh Kiev đang tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự của các đồng minh.
Tổng thống Ukraine đã gặp Tổng Thư ký NATO và Thủ tướng Anh để thảo luận Ukraine có được sử dụng tên lửa phương Tây tấn công các mục tiêu quân sự ở sâu trong lãnh thổ Nga hay không. Tổng Thư ký NATO Mark Rutte cho biết đã thảo luận vấn đề này nhưng quyết định cuối cùng thuộc về từng đồng minh. Trong khi đó, người phát ngôn của Thủ tướng Starmer khẳng định lập trường của nước này về việc sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow vẫn không thay đổi.
Tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định sẽ hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột bất chấp những khó khăn chính trị của Paris hiện nay. Ông cho biết Pháp sẽ tuân thủ các cam kết, trong đó có 3 tỷ euro (3,28 tỷ USD) để hỗ trợ Ukraine trong năm nay. Pháp đang huấn luyện và trang bị cho lữ đoàn 3.000 quân của Ukraine và có kế hoạch đưa máy bay chiến đấu Mirage tới Ukraine vào đầu năm 2025.
Tại Italy, phát biểu sau cuộc gặp Tổng thống Zelensky, Thủ tướng Giorgia Meloni tuyên bố nước này sẽ tổ chức Hội nghị tái thiết Ukraine vào tháng 7/2025. Mặc dù không nhất trí cho phép Ukraine sử dụng tên lửa hành trình để tấn công Nga, song Thủ tướng Meloni khẳng định “Ukraine không đơn độc và chúng tôi sẽ sát cánh cùng nhau khi cần".
Còn trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Berlin, Tổng thống Zelensky đã bày tỏ hy vọng cuộc xung đột với Nga sẽ kết thúc vào năm tới. Ông cũng bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Berlin đối với Kiev. Về phần mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố khoản viện trợ quân sự trị giá 600 triệu euro cho Ukraine, cũng như cam kết gói viện trợ quân sự trị giá 1,4 tỷ euro vào cuối năm nay cùng với các đối tác là Bỉ, Đan Mạch và Na Uy, bao gồm thêm hệ thống phòng không, xe tăng, máy bay không người lái chiến đấu và pháo binh.
Ông Volodymyr Zelensky vốn dự kiến tới Berlin để tham dự hội nghị Ramstein do Mỹ khởi xướng cùng các đồng minh châu Âu để tìm kiếm nguồn hỗ trợ bổ sung quân sự và tái thiết cho Ukraine. Tuy nhiên, Hội nghị này đã phải hủy bỏ vào phút chót do Tổng thống Mỹ Joe Biden hoãn chuyến đi để tập trung chỉ đạo ứng phó với hậu quả của cơn bão Milton.
EU có kế hoạch kéo dài thời gian đào tạo quân đội Ukraine
Theo RT, các quốc gia thành viên EU có thể sẽ tiếp tục đào tạo binh lính Ukraine để tiếp tục cuộc chiến với Nga sau khi chương trình hiện tại hết hạn vào cuối năm nay, theo tin của Phái bộ quân sự EU hỗ trợ Ukraine.
Đại tá Đức Niels Janeke, người đứng đầu Phái bộ cho biết, có "sự đồng thuận" giữa các quốc gia liên quan rằng chương trình đào tạo sẽ được kéo dài thêm hai năm. Một sĩ quan Đức khác giám sát sáng kiến này, Trung tá Roland Bosker, cho biết các kế hoạch đào tạo đã được chuẩn bị cho năm 2025 và 2026.
Nhưng báo cáo cho biết thêm rằng, Hội đồng châu Âu vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Một quan chức châu Âu giấu tên cho biết, các cuộc đàm phán về đề xuất kéo dài thời gian đang "ở giai đoạn cuối", trong đó Hungary là một trở ngại. Budapest đã chỉ trích cách tiếp cận của Brussels đối với cuộc xung đột ở Ukraine và từ chối cung cấp bất kỳ hỗ trợ quân sự nào cho Kiev.
Theo dịch vụ báo chí của EU, chương trình đào tạo được triển khai vào năm 2022, với 24 quốc gia thành viên hiện đang tham gia. Phái bộ này chủ yếu do Đức và Ba Lan tổ chức, với hơn 60.000 người Ukraine được báo cáo đã hoàn thành các khóa học cho đến nay.
Binh lính Ukraine không chỉ được các giảng viên phương Tây dạy cách chiến đấu mà còn được trang bị vũ khí do EU chi trả, với nguồn tài trợ đến từ Cơ sở Hòa bình châu Âu, một cơ chế chung được sử dụng để thanh toán cho các loại vũ khí mà Kiev yêu cầu.
Một số học viên đã đặt câu hỏi về chất lượng đào tạo, cho rằng các lớp học không tính đến bản chất khốc liệt của cuộc chiến thực sự chống lại các lực lượng Nga.
Theo một tài liệu, cơ quan chính sách đối ngoại của EU, EEAS, đã khuyến nghị vào đầu tháng 7 gia hạn nhiệm vụ thêm hai năm sau khi nhiệm vụ này hết hạn vào giữa tháng 11. Theo thông tin rò rỉ, các quan chức tại Brussels cho rằng phương án này khả thi hơn so với việc tổ chức huấn luyện tại Ukraine, đòi hỏi phải gửi quân đội NATO đến nước này.
Đề xuất gửi quân đội từ các quốc gia NATO vào Ukraine đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra. Một số quan chức cấp cao, bao gồm Thủ tướng Litva Ingrida Simonyte đã ủng hộ việc tổ chức một nhiệm vụ huấn luyện tại Ukraine, nhưng các nước EU khác cho biết họ sẽ không triển khai quân đội của mình đến nước này.
Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.
Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.
Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.
Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.
Nhà chức trách Nga vừa cho biết Ukraine phóng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công thành phố Kazan của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km, gây thiệt hại cho một số công trình.
Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .
0