Dự án xử lý rơm rạ giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với UBND xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn triển khai hoạt động thí điểm xử lý rơm rạ, nằm trong hợp phần của dự án "Giảm ô nhiễm" do USAID tài trợ.

Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa là việc vẫn còn diễn ra phổ biến tại miền Bắc, bởi đây là một trong các giải pháp truyền thống giúp bà con nhanh chóng giải phóng mặt ruộng cho vụ mùa tiếp theo. Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ không kiểm soát đã mang lại nhiều tác động tiêu cực về kinh tế, môi trường và sức khỏe con người.

Huyện Sóc Sơn là địa bàn rộng và có số lượng bà con nông dân sản xuất nông nghiệp lớn. Do vậy, hoạt động đốt rơm rạ tại đây cũng thường xuyên diễn ra.

 Hoạt động thí điểm xử lý rơm rạ, nằm trong hợp phần của Dự án "Giảm ô nhiễm" do USAID tài trợ.

Mới đây, thông qua đối tác là Trung tâm Môi trường và Phát triển Cộng đồng, dự án "Giảm ô nhiễm" sẽ thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với nông dân và chuyên gia môi trường trong hỗ trợ nông dân.

Đặc biệt trong hoạt động sử dụng men vi sinh làm chất xúc tác sinh học để biến đổi rơm rạ thành phân bón hữu cơ cho 47 héc ta ruộng lúa của khoảng 200 hộ gia đình trong ba mùa thu hoạch liên tiếp, bắt đầu từ tháng 6/2024. 

Bà Bùi Thị Thuý Ngân, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn cho biết: "Hoạt động đốt mở của các tổ chức có ý nghĩa hết sức quan trọng cho xã Xuân Thu nói riêng và huyện Sóc Sơn nói chung. Xã sẽ áp dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ thành phân bón vi sinh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường."

Các chuyên gia hướng dẫn bà con về quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ.

Ngay sau lễ khởi đội, các hộ gia đình tại thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu đã được các chuyên gia hướng dẫn quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ. Trong đó, khi sử dụng chế phẩm này, bà con giúp nông dân sẽ giảm được lượng phân bón, cung cấp vi sinh vật có lợi, cải tạo quần thể môi trường đồng ruộng, giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất tối thiểu.

Mô hình thí điểm xử lý rơm rạ sẽ là bằng chứng về việc giảm ô nhiễm không khí từ trồng lúa. Đồng thời, việc này bổ sung dinh dưỡng cho đất ở xã Xuân Thu và được kỳ vọng sẽ mở rộng sang các xã khác sau khi thí điểm thành công.

Mô hình thí điểm xử lý rơm rạ sẽ là bằng chứng về việc giảm ô nhiễm không khí từ trồng lúa.

Việc hạn chế đốt rơm rạ cũng rất phù hợp với chủ đề "Phục hồi đất đai" của Ngày Môi trường thế giới năm nay. Ngoài làm giảm việc đốt ngoài trời, sáng kiến này còn hướng tới nâng cao năng suất lâu dài cho cộng đồng nông dân địa phương và góp phần vào nỗ lực toàn cầu trong việc khôi phục và bảo tồn tài nguyên đất đai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện nghiêm kế hoạch của Bộ Công an về đảm bảo an ninh, an toàn chuyến thăm chính thức Việt Nam của đoàn khách quốc tế, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó xác định yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho đoàn khách quốc tế và các hoạt động đón tiếp, làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Trước thực trạng Luật PCCC hiện hành đang bộc lộ những bất cập, Bộ Công an đã soạn thảo dự thảo Luật PCCC&CNCH, trong đó quy định điều kiện bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ở.

Thực hiện nghiêm kế hoạch của Bộ Công an về đảm bảo an ninh, an toàn chuyến thăm chính thức Việt Nam của đoàn khách quốc tế, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho đoàn khách quốc tế và các hoạt động đón tiếp, làm việc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Ngày 19/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm, chúc mừng Hội Nhà báo Việt Nam,Thông Tấn xã Việt Nam và báo Hà Nội Mới nhân kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).

Dự thảo mới nhất Quy chuẩn sửa đổi QCVN 09:2015 về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô đã bổ sung quy định xe tự động, xe tự hành phải có các tài liệu chứng minh sự vận hành an toàn của phương tiện.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cần ưu tiên kinh phí khoảng 1.295 tỷ đồng để gia cố khẩn cấp các công trình tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao trên các tuyến đường sắt.