Đưa văn học Việt Nam ra thế giới
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: “Truyện Kiều là di sản của nền thi ca Việt Nam và chúng ta cần lan tỏa nhiều hơn nữa. Còn 'Nhật ký trong tù' là di sản về tinh thần của lãnh tụ, vĩ nhân đã đưa dân tộc Việt Nam từ nô lệ trở thành một đất nước độc lập tự do. Và tôi tin chắc rằng các bạn đọc, các nhà văn và ngay cả các chính trị gia của Pakistan khi đọc tác phẩm này họ sẽ nhận biết hơn nữa về chiều sâu của văn hoá Việt và chiều sâu của lịch sử Việt trong hai tác phẩm của hai con người của hai thời đại đã mang đến”.
“Ngày 22/9, tại thành phố New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trực tiếp trao Huân chương Hữu nghị cho hai nhà thơ cựu binh Mỹ, những người đã có đóng góp quan trọng trong việc dịch và truyền bá văn học Việt Nam tới bạn đọc Mỹ. Điều đó cho thấy văn học có sức mạnh hoá giải quá khứ, những hận thù và ngờ vực, những sự chưa hiểu biết và mở ra những điều tốt đẹp”, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết thêm.
Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Kohdayar Marri mới đến nhận nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam được 4 tháng. Ông nói ông đã yêu Hà Nội ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hà Nội là một thành phố xinh đẹp, người dân thân thiện. Đại sứ Pakistan tại Việt Nam từng là một nhà báo, ông đam mê chụp ảnh, vẽ, thơ văn và làm phim. Mới tới Hà Nội nhưng Đại sứ đã có rất nhiều các bộ ảnh đẹp về cảnh sắc và con người Thủ đô.
Ông Kohdayar Marri chia sẻ: “Tôi rất vui khi văn học, nghệ thuật và văn hóa là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chỉ là bước khởi đầu, sau bước đó sẽ là các trao đổi về văn học, thơ ca và các ý tưởng. Hội Nhà văn Việt Nam là một trong những cơ quan đầu tiên mà tôi đến làm việc khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ của mình ở Việt Nam. Hai tác phẩm là sẽ là nền tảng để người dân Pakistan hiểu về Việt Nam”.
Sau Pakistan, nhiều quốc gia cũng mong muốn phối hợp với hội Nhà văn Việt Nam đưa văn học Việt Nam ra thế giới.
Ông Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại Việt Nam chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng dân tộc Việt Nam đã để lại cho nhân loại những tác phẩm văn học quá tuyệt vời. Qua việc ký kết những bản ghi nhớ như vậy chúng ta sẽ có một phong trào dịch thuật đưa văn học Việt Nam đến với các nước và ngược lại để giúp người dân Việt Nam và nước ngoài hiểu về nhau từ đó giúp mở rộng những quan hệ khác như quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế thương mại”.
Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.
Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.
Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
0