'Truyện Kiều', 'Nhật ký trong tù' sẽ được dịch sang tiếng Urdu

"Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du, "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Sông núi trên vai" - tuyển thơ của các nhà thơ Việt Nam sẽ được dịch sang tiếng Urdu (ngôn ngữ của Pakistan).

Đó là một trong những nội của Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Viện Văn học Pakistan, được ký kết sáng 15/10, tại Hà Nội.

Tham dự lễ ký kết có Đại sứ các nước tại Việt Nam: Palestine, Pakistan, Azerbaijan, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi.

Quang cảnh buổi lễ.

Theo biên bản ký kết, lĩnh vực hợp tác chính giữa Viện Văn học Pakistan và Hội Nhà văn Việt Nam gồm nhiều mặt như: phối hợp tổ chức các hội chợ sách tại mỗi nước; tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu về các chủ đề cùng quan tâm trong lĩnh vực văn học; dịch và xuất bản các tác phẩm văn học; đăng tải thơ và các tác phẩm văn học khác lên các trang web chính thức của hai bên; tổ chức các khóa đào tạo cho các nhà văn, nhà thơ và trí thức; trao các giải thưởng văn học; phối hợp tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà văn, nhà thơ, trí thức, nhà khoa học thuộc lĩnh vực xã hội và học giả hai nước; các hoạt động khác nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực văn học, văn hóa và sáng tác...

Đại sứ Pakistan tại Việt Nam và Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam trao biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực văn học.

"Văn học là bộ hồ sơ quan trọng nhất và tin cậy về những vẻ đẹp lương tri và khát vọng chân chính của một dân tộc. Lễ ký kết hợp tác giữa Hội Nhà văn Việt Nam và Viện Văn học Pakistan nhằm đi đến sự hiểu biết hơn nữa những vẻ đẹp lương tri, những khát vọng lớn lao của mỗi dân tộc", Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều khẳng định. 

Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Kohdayar Marri đánh giá, sự kiện này không chỉ đưa các quốc gia xích lại gần nhau, mà còn tạo ra và củng cố mối liên kết giữa tâm hồn giữa người dân của hai đất nước. "Những tác phẩm của đất nước Pakistan mà tôi mong muốn được dịch sang tiếng Việt là của các nhà thơ và nhà văn vĩ đại của chúng tôi gồm có Faiz Ahmad Faiz, Manto, Ather Shad từ Balochistan và Allama Iqbal. Những tác phẩm văn học Việt Nam mà người Pakistan cần phải đọc và làm quen là Truyện Kiều của Nguyễn Du, Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Sông núi trên vai của các nhà thơ Việt Nam viết về chiến tranh", Đại sứ Kohdayar Marri cho hay.

Tại Lễ ký kết, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã tặng Đại sứ quán Pakistan và Viện Văn học Pakistan hai tác phẩm "Sông núi trên vai" và "Khát vọng hòa bình" - tuyển tập thơ của các nhà thơ Việt Nam, bản tiếng Anh.

Đại sứ Kohdayar Marri tặng Hội Nhà văn Việt Nam hai tác phẩm của những tên tuổi lớn trong văn học Pakistan: "Thơ Igbal", "Bản sắc và văn hóa" của nhà văn Faiz.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Nhà rông Kon Klor, thành phố Kon Tum, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 - Vietnam Dance Week 2024 với chủ đề “Dòng sông ánh sáng”. Tại lễ khai mạc, Ban tổ chức đã công diễn vở múa đương đại SeSan.

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị công nhận ấn vàng Hoàng đế chi bảo là Bảo vật Quốc gia.

Với ý nguyện “Sách để lại cho chúng ta tri thức, nhưng sách còn có thể để lại cả một rừng cây xanh”, sáng nay, 14/10, buổi ra mắt sách của hai cố tác giả Nguyễn Kim Ánh và Nguyễn Anh Vũ đã diễn ra với sự góp mặt của nhiều nhà văn, nhà thơ là những người bạn thân thiết mang đến những câu chuyện, kỷ niệm quý giá.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 294 về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo.

Triển lãm nghệ thuật Việt Nam - Hồng Kông (Trung Quốc) đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Việt Nam, với nhiều tác phẩm đặc sắc của các nghệ sĩ Hồng Kông (Trung Quốc) và các nước.

Tối qua, 12/10, Đài Hà Nội tổ chức chương trình 'Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng' số 4 với chủ đề 'Tiếng mưa Thu', với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.