Đưa văn học Việt Nam ra thế giới
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: “Truyện Kiều là di sản của nền thi ca Việt Nam và chúng ta cần lan tỏa nhiều hơn nữa. Còn 'Nhật ký trong tù' là di sản về tinh thần của lãnh tụ, vĩ nhân đã đưa dân tộc Việt Nam từ nô lệ trở thành một đất nước độc lập tự do. Và tôi tin chắc rằng các bạn đọc, các nhà văn và ngay cả các chính trị gia của Pakistan khi đọc tác phẩm này họ sẽ nhận biết hơn nữa về chiều sâu của văn hoá Việt và chiều sâu của lịch sử Việt trong hai tác phẩm của hai con người của hai thời đại đã mang đến”.
“Ngày 22/9, tại thành phố New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trực tiếp trao Huân chương Hữu nghị cho hai nhà thơ cựu binh Mỹ, những người đã có đóng góp quan trọng trong việc dịch và truyền bá văn học Việt Nam tới bạn đọc Mỹ. Điều đó cho thấy văn học có sức mạnh hoá giải quá khứ, những hận thù và ngờ vực, những sự chưa hiểu biết và mở ra những điều tốt đẹp”, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết thêm.
Đại sứ Pakistan tại Việt Nam Kohdayar Marri mới đến nhận nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam được 4 tháng. Ông nói ông đã yêu Hà Nội ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hà Nội là một thành phố xinh đẹp, người dân thân thiện. Đại sứ Pakistan tại Việt Nam từng là một nhà báo, ông đam mê chụp ảnh, vẽ, thơ văn và làm phim. Mới tới Hà Nội nhưng Đại sứ đã có rất nhiều các bộ ảnh đẹp về cảnh sắc và con người Thủ đô.
Ông Kohdayar Marri chia sẻ: “Tôi rất vui khi văn học, nghệ thuật và văn hóa là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chỉ là bước khởi đầu, sau bước đó sẽ là các trao đổi về văn học, thơ ca và các ý tưởng. Hội Nhà văn Việt Nam là một trong những cơ quan đầu tiên mà tôi đến làm việc khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ của mình ở Việt Nam. Hai tác phẩm là sẽ là nền tảng để người dân Pakistan hiểu về Việt Nam”.
Sau Pakistan, nhiều quốc gia cũng mong muốn phối hợp với hội Nhà văn Việt Nam đưa văn học Việt Nam ra thế giới.
Ông Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại Việt Nam chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng dân tộc Việt Nam đã để lại cho nhân loại những tác phẩm văn học quá tuyệt vời. Qua việc ký kết những bản ghi nhớ như vậy chúng ta sẽ có một phong trào dịch thuật đưa văn học Việt Nam đến với các nước và ngược lại để giúp người dân Việt Nam và nước ngoài hiểu về nhau từ đó giúp mở rộng những quan hệ khác như quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế thương mại”.
Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.
Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.
Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.
Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.
Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
0