Đường sắt, lĩnh vực đầu tư chiến lược của Trung Quốc
Anh Fu Chengshi, giám đốc nhân sự của Công ty TNHH Công nghệ Khuôn và Nhựa Giang Nam ở thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc mỗi tuần đều phải đi công tác đến chi nhánh công ty ở Thượng Hải, cách đó 150km.
Trước đây, Anh Fu thường rời nhà lúc 7 giờ sáng và lái xe đến Vô Tích, sau đó anh chuyển sang tàu cao tốc để đến Thượng Hải. Toàn bộ hành trình này sẽ mất gần ba giờ. Từ ngày tuyến tàu cao tốc Nam Kinh - Thượng Hải dọc sông Dương Tử đi vào hoạt động, thời gian và chi phí đi lại của anh Fuđã giảm đi một nửa.
Anh Fu Chengshi cho biết: "Tôi thường xuyên đi tàu cao tốc. Tôi tiết kiệm được một lượng thời gian đáng kể, khoảng một nửa tổng thời gian di chuyển. Chắc chắn, chi phí cũng giảm.”
Tuyến đường sắt Nam Kinh – Thượng Hải có tổng chiều dài 279 km và tốc độ 350 km/h, có tổng cộng 8 ga.Tuyến đường sắt này kết nối các các thành phố dọc sông Dương Tử.
Sự phát triển nhanh chóng của đường sắt cao tốc đang thúc đẩy sự trỗi dậy của đồng bằng sông Dương Tử, đưa khu vực này trở thành trung tâm kinh tế của Trung Quốc.
Bên cạnh vận chuyển hành khách, đường sắt cao tốc đã trở thành một nhân tố tạo nên thương hiệu logistic thành công của Trung Quốc. Các tuyến tàu cao tốc đang tham gia vào cuộc chiến vận chuyển hàng hóa cho đất nước 1,4 tỷ dân này, giúp giảm bớt đáng kể thời gian và chi phí vận chuyển, đặc biệt là trong các đợt cao điểm mua hàng trực tuyến như mùa mua sắm cuối năm.
Để tiếp tục giảm bớt áp lực vận chuyển và giảm thời gian chờ đợi của khách hàng, mỗi ngày, ngành đường sắt cũng bố trí 40 chuyến tàu trống hoàn toàn, hoạt động vào sáng sớm để vận chuyển các bưu kiện chuyển phát nhanh.
Bà Yang Yang, Phó giám đốc chi nhánh ga Nam Bắc Kinh cho biết: "Phạm vi của dịch vụ chuyển phát khẩn cấp bằng đường sắt cao tốc của chúng tôi đã mở rộng tới 141 thành phố lớn trên toàn quốc. Khối lượng đơn hàng tích lũy đã vượt quá 18.000, với lượng đơn hàng vượt 200 mỗi ngày."
Vào năm 2021, Trung Quốc tiếp tục củng cố vị thế của mình khi thử nghiệm công nghệ tàu đệm từ có khả năng đạt tốc độ đáng kinh ngạc 600km/h.Ngoài ra, Trung Quốc còn tự hào có hệ thống đường sắt vận hành thương mại nhanh nhất thế giới, hệ thống đường sắt vượt biển nhanh nhất thế giới .
Để có mạng lưới đường sắt phát triển như hiện nay, Trung Quốc đã tăng cường đổi mới khoa học và công nghệ xây dựng đường sắt hiện đại, cải cách cơ cấu vận tải và tài chính đầu tư đường sắt, mở rộng các nhà ga ra những vùng ngoại thành và nông thôn. Trong một thập kỷ qua, đường sắt cao tốc đã trở thành lĩnh vực đầu tư chiến lược của Trung Quốc.
Theo dữ liệu do Công ty tập đoàn đường sắt quốc gia Trung Quốc công bố, trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư vào đường sắt 7,7 nghìn tỷ nhân dân tệ, gấp 1,9 lần so với thập kỷ trước; quãng đường vận hành đường sắt quốc gia đã tăng từ 98.000 km lên 155.000 km, tăng 58,6%. Riêng đường sắt cao tốc tăng từ 9.000 km lên 42.000 km, tăng 351,4%.Trong 10 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã hoàn thành khoản đầu tư trị giá 572,6 tỷ nhân dân tệ vào hệ thống đường sắt, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông qua hợp tác với các công ty đường sắt cao tốc nổi tiếng trên thế giới như Siemens, Alstom, Bombardier hay Kawasaki, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ nước ngoài, đồng thời phát triển công nghệ của riêng mình, từ đó thành công trong việc tăng cường năng lực xây dựng đường sắt trong nước. Nhờ tự chủ trong học hỏi và kết hợp công nghệ nước ngoài vào hệ thống đường sắt của mình, Trung Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc hàng đầu về đường sắt cao tốc trên thế giới.
Sau khi sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) được triển khai cách đây 10 năm, vào năm 2013, Trung Quốc đã đẩy mạnh mạng lưới đường sắt ra toàn cầu.
Theo dữ liệu của China Global Investment Tracker, trong một thập kỷ thực hiện sáng kiến BRI, số hợp đồng đầu tư đường sắt của Trung Quốc với các nước đã tăng gấp 4 lần từ 35 hợp đồng trước năm 2013 lên 140 hợp đồng hiện nay với giá trị 95,3 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc được cho là đang thúc đẩy ngoại giao đường sắt ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Âu và châu Phi thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Mở rộng hợp tác thương mại, du lịch thông qua đường sắt
Trong 10 năm thực hiện sáng kiến BRI vừa qua, đại đa số các dự án đường sắt mới do Trung Quốc đầu tư được triển khai theo đúng kỳ vọng kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện là khu vực nhận được nhiều đầu tư đường sắt nhất của Trung Quốc với tỷ lệ 54,3% (tương đương 51,8 tỷ USD). Trong đó, Đông Nam Á được đầu tư 28,3 tỷ USD.
Một điển hình thành công về hợp tác đường sắt giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á theo sáng kiến Vành đai và Con đường là tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào. Sau 2 năm đưa vào vận hành, tuyến đường sắt nối Côn Minh của Vân Nam với thủ đô Viêng Chăn của Lào dài 1.035km đã thúc đẩy kết nối khu vực và tiếp thêm sức sống cho sự phát triển kinh tế và xã hội trên dọc tuyến đường.
Theo dữ liệu do Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc công bố, tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào đã vận hành hơn 24,2 triệu chuyến tàu chở hành khách và vận chuyển 29,1 triệu tấn hàng hóa kể từ khi được đưa vào hoạt động 2 năm trước, đi qua 12 quốc gia đối tác BRI bao gồm Lào, Thái Lan, Việt Nam và Myanmar, cũng như 31 tỉnh, thành phố ở Trung Quốc.
Vào tháng 11 vừa qua, đường sắt Trung Quốc - Lào đã khai trương chuyến tàu du lịch đặc biệt từ Bắc Kinh đến Viêng Chăn trong định hướng mở rộng phạm vi vận chuyển hành khách xuyên biên giới, đồng thời thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước.
Thông qua nỗ lực của cả hai nước, tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào đã trở thành tuyến đường hạnh phúc, phát triển và hữu nghị. Nó được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều tiềm năng hơn để thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế khu vực trong tương lai.
Vào tháng 2 năm nay, chuyến tàu chở hàng từ Trung Quốc đi Thái Lan qua Lào đầu tiên đã được thực hiện, đánh dấu sự ra mắt tuyến đường sắt khứ hồi đầu tiên nối Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Tuyến đường sắt này dài 1.830 km là đoạn trung tâm của tuyến đường sắt xuyên Á, và là phần kéo dài của tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào.
Công chúa Maha Chakri Sirindhorn của Thái Lan khẳng định: "Tôi tin rằng dự án đường sắt Trung Quốc - Lào - Thái Lan sẽ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thái Lan và Trung Quốc mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sáng kiến Vành đai và Con đường đã thúc đẩy thành công sự hợp tác giữa người dân Thái Lan, Trung Quốc và các nước trên toàn thế giới. Nhờ sáng kiến này, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc sang Thái Lan, đồng thời ngày càng có nhiều doanh nhân Thái Lan đầu tư vào Trung Quốc. Ngoài thương mại và đầu tư, nó còn tạo điều kiện đi lại dễ dàng và thuận tiện hơn cho người dân dọc theo tuyến đường."
Tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào - Thái Lan sẽ rút ngắn thời gian di chuyển trước đây từ Côn Minh đến Viêng Chăn rồi sang Băng Cốc xuống còn một ngày và giảm chi phí hơn 20%.
Trong khi đó, Indonesia cũng đã khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên vào đầu tháng 10/2023, một dự án trong khuôn khổ BRI với mức đầu tư 7,3 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án cơ sở hạ tầng do Bắc Kinh hỗ trợ. Tuyến đường sắt dài 142km này nối thủ đô Jakarta với Bandung ở tỉnh Tây Java. Đây là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định: "Tàu cao tốc Jakarta - Bandung là dấu mốc trong hệ thống giao thông công cộng hiệu quả, thân thiện và tích hợp. Nó là biểu tượng cho sự hiện đại hóa của chúng ta trong lĩnh vực giao thông công cộng, kết nối liền mạch với các phương thức vận tải khác".
Với tốc độ tối đa 350 km/h, tàu cao tốc Whoosh trên tuyến đường sắt này có thể đi từ thủ đô Jakarta đến thủ phủ Bandung của tỉnh Tây Java trong 45 phút. Hành trình này trước đây sẽ mất khoảng ba giờ đi tàu.
Các nước châu Âu cũng là điểm đến của Trung Quốc trong tầm nhìn mở rộng mạng lưới đường sắt toàn cầu. Trong 10 năm qua, các chuyến tàu Trung Quốc - châu Âu đã kết nối 108 thành phố ở Trung Quốc và 208 thành phố ở 25 quốc gia châu Âu, với tổng số 65.000 chuyến tàu chở hàng triệu tấn hàng hóa.
Mạng lưới đường sắt Trung Quốc - châu Âu trở thành dự án nổi bật, mang tính biểu tượng trong hợp tác giữa hai bên, không chỉ góp phần giúp người dân các nước hưởng lợi từ sự phát triển của đường sắt, mà còn trở thành một tuyến đường quan trọng bảo đảm sự an toàn và ổn định của chuỗi cung ứng logistics quốc tế.
Các chuyến tàu Trung Quốc vươn ra toàn cầu
Theo dữ liệu do Công ty Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc công bố, trong 11 tháng đầu năm 2023, dịch vụ tàu chở hàng Trung Quốc - châu Âu chứng kiến sự tăng trưởng vững chắc, với năng lực và hiệu quả vận tải tăng liên tục.
Từ tháng 1 đến tháng 11, số lượng dịch vụ tàu chở hàng Trung Quốc - châu Âu tăng 7% so với cùng kỳ, tổng cộng vận chuyển 1,7 triệu TEU hàng hóa, tăng 19% so với một năm trước. Các tuyến đường sắt liên vận không chỉ góp phần đưa hàng hóa Trung Quốc đến các nước châu Âu mà còn nhập khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của châu Âu, phân phối tại thị trường Trung Quốc.
Ông Jing Shan, nhà nghiên cứu vận tải tại Đại học Công nghệ Dresden, Đức đánh giá: "Vận tải đường sắt Trung Quốc – châu Âu đang phát triển rất nhanh. Năm 2011 chỉ có 11 chuyến tàu, nhưng năm ngoái đã có 16.000 chuyến tàu giữa Trung Quốc và châu Âu theo cả hai hướng. Đây đang trở thành lựa chọn thứ hai so với các tuyến đường hàng không và đường biển. Chất lượng dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu về chuỗi cung ứng của các công ty lớn như Mercedes Benz, BMW và các công ty lớn khác".
Đặc biệt, việc tích hợp đường sắt Trung Quốc - Lào với mạng lưới tàu chở hàng Trung Quốc - châu Âu đã giảm đáng kể thời gian vận chuyển từ Lào và Thái Lan đến châu Âu. Tuyến tàu chở hàng mới được triển khai từ Moscow, Nga mất khoảng 22 ngày để đến Bangkok, điểm đến cuối cùng, ngắn hơn 20 ngày so với vận chuyển đường biển. So với vận tải đường bộ, dịch vụ tàu hỏa đã giảm toàn bộ hành trình khoảng hai ngày và cắt giảm chi phí 20%.
Các dự án đường sắt quốc tế từ Đông Nam Á đến Trung Âu và châu Phi được nhận định sẽ tăng cường đáng kể sự kết nối giữa Trung Quốc và các nước trong sáng kiến Vành đai và Con đường. Đây cũng được coi là một chính sách ngoại giao đường sắt, một phần quan trọng trong kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu của Trung Quốc thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường, nhằm thúc đẩy hơn nữa ảnh hưởng địa chính trị và địa kinh tế của Bắc Kinh, đồng thời củng cố nền kinh tế nội địa của Trung Quốc.
Với tính chiến lược và hiệu quả trong đầu tư, Trung Quốc đã khẳng định vị thế là cường quốc số một thế giới trong lĩnh vực đường sắt, đặt biệt là đường sắt cao tốc.
Một trong những điểm yếu lớn nhất của Tổng thống thứ 46 của Mỹ là "không có khả năng quảng bá những thành tựu của mình". Nhưng các nhà sử học "có thể vẫn công tâm và đánh giá cao ông về sự phục hồi kinh tế hậu Covid".
Báo chí Mỹ mới đây đưa tin Iran đang chuẩn bị tấn công Israel, có thể là trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11, nhằm trả đũa vụ Israel tiến hành chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào hàng loạt mục tiêu quân sự của Iran hôm 26/10.
Vài ngày trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ, cuộc so găng giữa ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris vẫn hết sức gay cấn. Hầu hết, các chuyên gia nhận định đây là cuộc bầu cử khó dự đoán nhất lịch sử nước Mỹ, mọi kịch bản sẽ không loại trừ trong cuộc bỏ phiếu ngày 5/11 tới.
Gần 200 người đã thiệt mạng trong trận lũ quét ở vùng Valencia, miền Đông Tây Ban Nha. Trận lũ lụt chết người nhất ở Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ là một lời nhắc nhở đau thương rằng châu Âu chưa chuẩn bị đối phó với hậu quả của bầu khí quyển quá nóng.
Cuộc bầu cử Quốc hội Gruzia đã kết thúc với chiến thắng thuyết phục thuộc về đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền. Phe đối lập dựa vào sự ủng hộ của bên ngoài, không công nhận kết quả bầu cử và cố gắng tìm cách lật ngược kết quả thông qua các cuộc biểu tình và khiêu khích sử dụng vũ lực. Những diễn biến này giống với những cuộc cách mạng màu của những năm trước.
Ngày 31/10, Triều Tiên xác nhận đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây là vụ phóng thử ICBM đầu tiên sau gần một năm, cho thấy khả năng tấn công hạt nhân tầm xa tiềm tàng của nước này.
0