Facebook cam kết "trảm" hàng loạt bài viết thông tin sai lệch về virus Vũ Hán

Theo hãng thông tấn AP, mạng xã hội Facebook tuyên bố sẽ nỗ lực hạn chế tình trạng lan tryền thông tin sai lệch và tin giả về đợt bùng phát dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona tại Vũ Hán.
Kang-Xing Jin, người đứng đầu bộ phận y tế của Facebook tuyên bố, mạng xã hội này sẽ bắt đầu xóa các bài đăng, bao gồm các thông tin sai lệch hoặc thuyết âm mưu về virus đã bị các cơ quan y tế gắn cờ vi phạm. Cụ thể Facebook sẽ tập trung "trảm" các bài viết có nội dung sai lệch, khuyến cáo người dân không tới các cơ sở y tế để điều trị hoặc đưa ra những tuyên bố sai lệch về phương thức chữa trị.
Ngoài ra, Facebook cũng sẽ hạn chế lan truyền các bài đăng sau khi đã được bên thứ ba sửa lỗi và kiểm tra tính xác thực, đồng thời gửi thông báo nhắc nhở tới người đã chia sẻ các bài đăng.
Người dùng Facebook khi tìm kiếm thông tin về virus trên Facebook hoặc nhấp vào một số hashtag liên quan trên Instagram sẽ chỉ có thể truy cập vào các nguồn tin chính thống, đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, thông tin cập nhật mới nhất về ổ dịch ở Vũ Hán sẽ xuất hiện ở trên đầu News Feed của người dùng. Nguồn dữ liệu sẽ được Facebook cập nhật liên tục từ báo cáo của Tổ chứ Y tế thế giới (WHO).
Jin viết: "Chúng tôi sẽ chặn hoặc hạn chế các hashtag được sử dụng để truyền bá các thông tin sai lệch trên Instagram và Facebook đang chủ động quét để tìm và xóa càng nhiều nội dung vi phạm càng tốt. Không dễ dàng để Facebook có thể xử lý mọi việc tốt nhất. Sẽ mất một khoảng thời gian để chúng tôi quét sạch chúng khỏi nền tảng Facebook".
Kể từ khi dịch bệnh viêm phổi cấp bùng phát tại Vũ Hán và lây lan sang hàng chục quốc gia khác, mạng xã hội Facebook và Instagram đã xuất hiện khá nhiều các thông tin sai lệch và trò lừa bịp về virus. Một trong số đó là thuyết âm mưu nói đến việc virus corona thực chất xuất phát từ một phòng thí nghiệm và đã có vắc-xin phòng chống từ lâu.


Bên cạnh đó, cũng có những bài viết phóng đại về số lượng bệnh nhân nhiễm và tử vong, đồng thời chia sẻ những phương pháp chữa bệnh phản khoa học. Đó là chưa kể nhiều bài đăng lợi dụng tình hình căng thẳng để đưa thông tin sai lệch về việc virus corona đã lây lan tới cộng đồng địa phương đó.
Tính đến ngày 1/2, số ca nhiễm bệnh viêm phổi cấp đã lên tới 9.909 ca và đã có ít nhất 213 người chết, chủ yếu tại Vũ Hán. Bên cạnh đó, dịch đã lây lan ra tới hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các quốc gia ghi nhận tình trạng gia tăng số ca nhiễm là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Úc, Malaysia. Trong khi đó, Ấn Độ, Ý, Philippines, Campuchia mới chỉ ghi nhận 1 ca đầu tiên.
Không chỉ có Facebook cam kết ngăn chặn tin giả về virus corona, Twitter cũng đã tham gia cuộc chiến này. Người dùng Twitter tìm kiếm thông tin về virus corona sẽ được chuyển hướng liên kết đến trang web của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. Trong khi đó, YouTube và Google cũng tích cực chọn lọc thông tin chính thống để chia sẻ với người dùng.
Trước đó, Facebook, Razer, LG, Google, Apple và nhiều hãng công nghệ khác đã chủ động cấm nhân viên du lịch hoặc công tác tại Trung Quốc vào thời điểm này.
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát tại Việt Nam với tối đa 600.000 thuê bao, đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không vũ trụ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị khu công nghệ cao giúp TP. HCM tăng đầu tư đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển cho khu vực tư nhân.
Tập đoàn Google công bố bản nâng cấp mới cho tính năng tìm kiếm trong Gmail, giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy thư điện tử (email) cần thiết.
Làn sóng đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam đang khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực AI.
Các nhà khoa học tại London, Anh đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện những bất thường trong não bộ - nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh.
0