Giá nhà ở xã hội đang bị đẩy cao bất thường

Thị trường bất động sản đang đối mặt với những lo ngại về một "bong bóng" giá chung cư khi giá liên tục tăng mạnh. Ngay cả phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở xã hội đã qua sử dụng, nhà cho người thu nhập thấp cũng đang tăng chóng mặt. Đây là vấn đề thực sự lớn khiến người thu nhập thấp vẫn khó có thể mua được nhà.

Căn hộ có diện tích hơn 40m2 là nơi ở của bốn thành viên gia đình anh Trịnh Như Thái, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Hai con đã lớn, gia đình có nhu cầu tìm mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, anh Thái cho biết, một căn hộ nhà ở xã hội trung bình 70m2 hiện có giá 3,7 tỷ, ngang với giá nhà ở thương mại, một mức giá quá cao khiến anh khó có thể thực hiện được mong muốn đổi nhà.

Chung cư CT4A1, Tây Nam Linh Đàm, quận Hoàng Mai là một trong những dự án nhà ở xã hội được cho là đang tăng giá tại Thủ đô.     

Thị trường bất động sản đang đối mặt với những lo ngại về một "bong bóng" giá chung cư khi giá liên tục tăng mạnh

Cách đó không xa là tòa nhà Bắc Rice city, một dự án NOXH đã qua sử dụng khác. Giá một mét vuông căn hộ ở đây thậm chí còn cao hơn. 

Như vậy, giá nhà hiện tại của hai khu Bắc Rice City và CT4A1, Tây Nam Linh Đàm đã tăng gần gấp bốn lần so với thời điểm mở bán. 

Hãy thử làm một phép tính đơn giản. Thu nhập trung bình của một gia đình lao động khoảng 20 triệu/tháng, chi tiêu 10 triệu, tiết kiệm 10 triệu/tháng. Mỗi năm để ra được 120 triệu. Để có được 3,7 tỷ mua nhà, sẽ mất khoảng 33 năm tiết kiệm, với điều kiện không được đau ốm và không có quá nhiều khoản chi phát sinh. 

Theo các chuyên gia, nhà ở xã hội sau 5 năm được phép chuyển nhượng. Nhưng giá hiện tại đang bị đẩy lên quá mức. 

Giá nhà ở xã hội đang bị đẩy cao bất thường

Nghị định 96 của chính phủ đưa ra 6 biện pháp điều tiết thị trường. Theo đó, Nhà nước sẽ can thiệp khi giá nhà đất tăng hơn 20% trong ba tháng. Đây được xem là một trong những giải pháp giải quyết tình trạng thổi giá chung cư, giá nhà ở xã hội một cách bất hơp lý như hiện nay.

Cùng với đó, theo Luật Nhà ở 2023, 20% quỹ đất phát triển nhà ở xã hội sẽ thuộc trách nhiệm của địa phương. Chủ đầu tư sẽ được miễn trừ thuế toàn bộ phần diện tích xây nhà ở xã hội mà không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất và thủ tục xin miễn trừ. Cả người dân lẫn chủ đầu tư vẫn tiếp tục kỳ vọng, nguồn cung nhà ở xã hội sẽ tăng trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Ngày 23/11, chỉ có 10/23 lô đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai được đấu giá thành công. Trải qua 10 vòng đấu, thửa được trả giá cao nhất là 75,3 triệu đồng/m², thấp nhất 55,3 triệu đồng/m².

Chiều 23/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội” với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.

Để phát triển nhà ở xã hội, các chuyên gia cũng kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 6% thay vì 10% như hiện nay cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và giảm lãi suất cho người mua nhà.

Nhà ở giá rẻ, đặc biệt là nhà ở xã hội hiện vẫn thiếu hụt số lượng lớn. Bởi vậy, thông tin UBND thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh và chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê đã được người dân hết sức quan tâm.