Giao xe cho con, đối mặt án tù

Mới đây, một phụ huynh ở Hà Tĩnh đã bị tòa tuyên phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ và hình phạt bổ sung 10 triệu đồng vì tội “Giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ".

Vào ngày 20/8/2023, người mẹ này đã giao xe máy cho con mình (sinh năm 2009). Chiếc xe do thiếu niên 15 tuổi điều khiển đã gây tai nạn với bà Lê Thị Tính (79 tuổi). Vụ tai nạn khiến bà Tính bị tổn thương 74% sức khỏe.

Con gây tai nạn, mẹ ra tòa 

Một vụ tương tự xảy ra vào tháng 9/2023, tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Ngày 2/9, ông Nguyễn Chơn Tiên điều khiển xe ô tô đi trên quốc lộ 1A. Khi đến huyện Tuy Phong, cảm thấy mệt mỏi nên ông đã giao quyền điều khiển cho con trai không có giấy phép lái xe ô tô. Sau khi đi được khoảng 5km, chiếc ô tô đã tông vào 5 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ. Hậu quả, 5 nạn nhân bị thương với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể là gần 120%. Hai cha con ông Tiên được cho tại ngoại nhưng bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Tháng 10/2023, tại huyện Chư Prông, Gia Lai, người mẹ đã giao xe dung tích xi lanh 109cc cho con trai sinh năm 2006 điều khiển. Mặc dù biết con chưa đủ tuổi và đã uống rượu trước khi lái xe, nhưng người mẹ không ngăn cản con mình. Hậu quả, chiếc xe này đã va chạm với chiếc mô tô đi ngược chiều. Vụ va chạm mạnh khiến cả 4 người tử vong. Cơ quan điều tra xác định người mẹ đã có hành vi “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”. Với tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, làm chết 3 người trở lên thì bị phạt tù từ 2-7 năm.

Ông Nguyễn Văn Thạch, nguyên Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ Giao thông Vận tải, nhận định:“cha mẹ có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn cho các con tham gia giao thông ngay từ bé, đến tuổi được đi xe đạp thì đi xe đạp, đến tuổi điều khiển xe máy thì đi xe máy, phù hợp với phương tiện điều khiển, đặc biệt cha mẹ phải là tấm gương cho con học tập. Trong luật hình sự, nếu giao xe cho người không đủ điều kiện lái, xảy ra tai nạn, người đó sẽ bị phạt tiền cao nhất đến 200 triệu đồng và mức phạt tù cao nhất là 7 năm, chế tài như vậy là đủ mạnh, đủ sức răn đe”.

Theo luật hiện hành, chủ xe giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 2.000.000 đồng (đối với cá nhân) và từ 1.600.000 - 4.000.000 đồng (đối với tổ chức).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.

Trong lịch sử phát triển đường sắt Việt Nam, những đầu máy diesel đã từng là biểu tượng của đổi mới và tiên phong trong công nghệ. Trong số đó, hai đầu máy D8E-1001 và 1002 đã đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng trong khả năng chế tạp và lắp ráp của người Việt.

Sáng 12/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua tờ trình Nghị quyết xây dựng “Vùng phát thải thấp” (LEZ). Để hiểu rõ hơn về vùng phát thải thấp cũng như cách thức kiểm soát phương tiện trong vùng phát thải thấp, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của phóng viên Duy Anh và anh Phạm Thành Lê - Quản trị viên cộng đồng Otofun.

Siêu xe Praga Bohema được chế tạo thủ công tại nhà máy ở cộng hòa Séc, mỗi năm chỉ có tối đa 20 chiếc được sản xuất, có mức giá đắt đỏ hơn 1,4 triệu đô la Mỹ.

Ngày 19/12, nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury bằng xe VinFast VF 8.

Trong tháng 11, các nhà sản xuất xe máy trong nước đã xuất xưởng gần 280.000 chiếc, cao nhất trong năm 2024. Với nguồn cung khá dồi dào, thị trường xe máy được dự báo sẽ giữ bình ổn về giá và số lượng xe bán ra từ nay đến Tết Nguyên đán.