Hà Nội cần mạnh tay với tội phạm đường phố

Vụ đoàn xe máy lao rất nhanh trên phố đâm vào người đi đường khiến nạn nhân tử vong tại chỗ vào rạng sáng ngày 3/11 ở trung tâm Hà Nội đã làm dư luận dấy lên sự phẫn nộ bởi sự nguy hiểm của những "hung thần" đường phố này.

Đa số các đối tượng gây rối trật tự công cộng, lạng lách, đánh võng trên đường… khi bị bắt giữ đều nằm trong độ tuổi từ 16-18 tuổi. Đây không chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết pháp luật của trẻ vị thành niên mà còn là trách nhiệm của phụ huynh trong việc quản lý, giáo dục con em cũng như vai trò của cơ quan chức năng trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm.

Đã 2 ngày qua, những hình ảnh về vụ tai nạn ngày 3/11 vẫn khiến nhiều người xót xa cho nạn nhân, căm phẫn những đối tượng manh động. Công an quận Hoàn Kiếm cho biết đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự 10 đối tượng để điều tra vụ tai nạn giao thông tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu khiến một cô gái tử vong. Công lý được thực thi nhưng nỗi đau mà người ở lại phải gánh chịu thì không gì có thể diễn tả được. 

Mẹ nạn nhân N.Q.H (phố Nguyễn Cao, quận Hai Bà Trưng) nghẹn ngào: "Tôi không đòi hỏi gì cả, phải hứa với con là không được khóc để lo cho đoạn đường cuối của con".

Trung tá Tống Đăng Công, Đội trưởng đội điều tra tổng hợp, Công an quận Hoàn Kiếm, cho biết: "Phần lớn đối tượng là trong độ tuổi vị thành niên, nhận thức còn kém, gia đình trang bị xe cho các cháu sớm".

Bên ngoài hàng rào, nhiều phụ huynh đứng ngồi không yên, ngóng chờ tin tức từ con em mình sau cánh cửa khu tạm giam của Công an quận. Chính họ cũng không thể ngờ lần gần nhất giao xe cho con lại là lần ân hận nhất khi gián tiếp đẩy con vào vòng lao lý. 

TS Vũ Việt Anh, chuyên gia tâm lý học đường, cho hay: "68% tội phạm vị thành niên đều có vấn đề về gia đình, bố mẹ phạm tội hoặc dùng biện pháp hà khắc để giáo dục con hoặc buông lỏng con, không để ý đến con. Lứa tuổi đó dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè, dễ bắt chước làm theo". 

Còn tại xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, đêm 26/8, hai nhóm thanh niên tụ tập hỗn chiến, điều khiển xe tốc độ cao khiến 1 nam sinh trong nhóm văng ra khỏi xe, tử vong trên đường đến bệnh viện. Dường như ngay từ khi chấp nhận cho con trẻ sử dụng xe máy ra đường thì phụ huynh đã một tay giao con mình cho tử thần và đe dọa trực tiếp đến những người đi đường vô tội. 

Tình trạng "quái xế" phóng xe máy với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, bóp còi inh ỏi... vào mỗi tối cuối tuần trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội đã diễn ra trong một thời gian dài, khiến nhiều người đi đường khiếp sợ. Nó không chỉ dừng lại ở một hiện tượng mà đã trở thành nạn báo động. Đã đến lúc lực lượng công an cần phải có những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ để trấn áp và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, ban đầu là luật giao thông, dần có thể dẫn tới phạm pháp hình sự, ở các đối tượng thanh thiếu niên hiện nay.

Bên cạnh đó, cần gắn trách nhiệm của cha mẹ trong việc giao xe cho con chưa đủ tuổi điều khiển tham gia giao thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.