Hà Nội chung tay ứng phó biến đổi khí hậu

Tại hội nghị COP26 và COP28, Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong vấn đề phối hợp, cùng chung tay với các nước đạt mục tiêu phát triển bền vững. Để làm được điều đó, các địa phương là các thành phố lớn như Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu của Việt Nam.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người. Do vậy, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang có những hành động, cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Theo các chuyên gia, phương tiện giao thông, rác thải, nước thải, khói bụi tại các thành phố lớn đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề cho cuộc sống con người. Do vậy, các nước, trong đó có Việt Nam cam kết cùng nhau thực hiện những hành động giảm phát thải, giảm tác động đến môi trường sống.

Bà Mette Moglestue – Phó đại sứ Na Uy tại Việt Nam chia sẻ: “Việt Nam đang rất tích cực trong việc thực hiện những cam kết của mình hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh và Net Zero của mình. Na Uy hoan ngênh cam kết thực hiện phát thải ròng bằng không vào năm 2050 của Việt Nam cũng như chúng tôi đánh giá cao thỏa thuận quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng công bằng JETP Việt Nam ký kết với các nước G7, Na Uy và Đan Mạch vào năm ngoái”.

Theo các chuyên gia, để Việt Nam thực hiện thành công mục tiêu đặt ra tại Hội nghị COP26 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cần có sự đồng hành, chung tay của các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Thủ đô Hà Nội được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều hành động quyết liệt, đi đầu trong thực hiện tốt các mục tiêu về bảo vệ môi trường, như đưa các xe điện vào hoạt động dần thay thế các phương tiện xăng dầu, tăng cường xây dựng các nhà máy xử lý rác thải và nhiều hoạt động trồng cây xanh, đảm bảo môi trường xanh sạch và bền vững.

Một trong những phương pháp bảo vệ môi trường là đưa xe điện vào hoạt động.

Ông Stuart Livesey – Phó Chủ tịch tiểu ban lĩnh vực tăng trưởng xanh – Eurocham cho biết: “Tôi nghĩ Hà Nội cần phải tăng cường hơn nữa trong việc phát triển năng lượng tái tạo, và các cơ chế về thu hút đầu tư phát triển xanh. Hà Nội đang rất quyết liệt và tôi nghĩ, trong tương lai, với quyết tâm, Hà Nội sẽ làm tốt hơn nữa".

Tại hội nghị COP28 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thông điệp đoàn kết, hành động quyết liệt, hợp tác với quốc tế để mang lại hiệu quả cao trong chống biến đổi khí hậu. Và vì vậy,với Việt Nam, cần sự đoàn kết, chung tay của các địa phương và người dân trong cuộc chiến này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Có những tòa nhà không đơn thuần là công trình xây dựng mà còn là một phần của dòng chảy lịch sử, chứng kiến sự đổi thay của thành phố và khi hoàn thành sứ mệnh, nó sẵn sàng nhường chỗ cho một không gian mới. Nhà đèn Bờ Hồ là một công trình như vậy.

80 thiếu nhi có thành tích xuất sắc tiêu biểu đã được tuyên dương tại Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” lần thứ XV năm 2025, diễn ra sáng nay (28/3).

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 28/3 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Cần biến nguồn lực văn hóa, con người Hà Nội là nguồn lực mới để xây dựng và phát triển theo hướng Thủ đô văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu. Đó là nhấn mạnh của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại hội nghị tổng kết Chương trình 06 sau hơn 4 năm triển khai.

Viện Vật lý địa cầu ghi nhận nhiều khu vực ở Hà Nội và các tỉnh thành ở Việt Nam bị rung lắc do ảnh hưởng động đất 7,3 độ richter ở Myanmar, trong khi các cơ quan địa chất quốc tế ghi nhận 7,7 độ.

Clip được người dân ghi lại vào lúc 13h30 ngày 28/3 với hình ảnh đèn treo, giỏ cây cảnh ở Hà Nội chao đảo rung rắc do ảnh hưởng bởi động đất.