Hà Nội đưa giáo dục địa phương vào các trường học
Giáo dục địa phương tại một số trường học trên địa bàn thành phố
Kế hoạch kháng chiến quân Tống xâm lược của vua tôi Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt được các bạn học sinh trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên thể hiện đặc sắc trên sân khấu đình Phúc Xá - nơi thờ tự và là quê hương Việt Quốc công Thái úy Lý Thường Kiệt. Bằng nét diễn hồn nhiên, nhưng đầy sự tự hào, các em học sinh đã có thêm nhiều kiến thức lịch sử giá trị.
Tiết học giáo dục địa phương tuy diễn ra vỏn vẹn trong một buổi sáng, nhưng đã được nhà trường chuẩn bị công phu với nhiều hình thức.

Bà Đào Thị Hoa - Trưởng Phòng Giáo dục quận Long Biên cho biết: “Ngoài chương trình trên lớp, chúng tôi cũng triển khai theo Kế hoạch của UBND quận, cho học sinh lớp 3, lớp 6 tham quan 2 trong 6 di tích lịch sử của quận. Mục đích là giáo dục lòng yêu nước đối với học sinh ngoài chương trình học trên nhà trường”.
Bên cạnh đó, di tích Thành Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đã xuất hiện trong Hội trại xuân của trường THPT Khoa học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chính tay các bạn học sinh trang trí, thuyết minh về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các loại hình văn hóa nghệ thuật của thủ đô. Bằng cách làm sáng tạo, vừa học, vừa chơi, các kiến thức về Hà Nội đã thực sự đi vào đời sống của những cô cậu học trò.

Cô Hoàng Lan Hương - Giáo Viên Trường THPT Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Hà Nội là vùng đất nghìn năm văn hiến, đây là nơi hội tụ tinh hoa từ ngàn đời. Học sinh không chỉ cần được biết tri thức về lịch sử văn hóa, mà còn cần không gian để làm sống lại các giá trị lịch sử trong đời thường”.
Hà Nội tiên phong trong giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh
Những năm qua, các trường phổ thông của Hà Nội đã thực hiện từ tích hợp đến dạy độc lập nội dung địa phương Hà Nội vào các môn học trong nhà trường phổ thông. Hà Nội cũng là địa phương tiên phong đi đầu trong cả nước dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh Hà Nội.
Xuất phát từ đặc thù, điểm đặc biệt của Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước thì mỗi công dân cần hiểu biết về địa phương mình sống, bao gồm lòng tự hào và cả trách nhiệm đối với Thủ đô.
Ngày 24/2, theo thông báo của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội), nhà trường mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2025.
Điểm xét tuyển, trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung. Đây là quy định hoàn toàn mới của quy chế tuyển sinh đại học 2025.
Tình trạng thiếu - thừa giáo viên cục bộ vẫn tồn tại, dù Nhà nước đã bổ sung hàng nghìn biên chế. Đặc biệt, việc tuyển dụng giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn do cơ chế hiện hành.
Tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề xuất “Trao quyền tuyển dụng và sử dụng nhà giáo cho chính ngành giáo dục” được kỳ vọng có thể trở thành bước ngoặt, giúp tháo gỡ vướng mắc trong quản lý nhân sự giáo viên.
Sáng nay, 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Quốc gia TP.HCM (27/01/1995 – 27/1/2025).
Sáng nay, 23/2, lần đầu tiên diễn ra Ngày hội “Tự tin vào lớp 10” năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội, do Báo Tuổi Trẻ chủ trì, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cùng Trường THPT chuyên Chu Văn An phối hợp tổ chức.
0