Hà Nội: Không lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã không lơ là, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là khi dịch sốt xuất huyết (SXH) Dengue đang có xu hướng gia tăng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cuối tháng 7/2023, số ca mắc SXH trên địa bàn bắt đầu gia tăng, với hơn 480 ca/tuần. Trong hai tuần đầu tháng 8/2023 (tính từ ngày 1 - 11/8), số ca bệnh tiếp tục tăng gấp 1,5 lần so với tháng 7 (khoảng 640 - 760 ca/tuần). Đáng chú ý, số ổ dịch SXH cũng tăng gấp 2 - 3 lần, từ 16 - 20 ổ dịch/tuần trong tháng 7 lên tới 59 ổ dịch/tuần (từ ngày 4 - 11/8).

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương . (Ảnh: Tuổi Trẻ Online)

Trước tình hình đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 2578/UBND-KGVX ngày 15/8/2023 về việc tăng cường, chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Trong đó, yêu cầu các đơn vị không lơ là, mất cảnh giác, tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh.

Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác như:  SXH Dengue, tay chân miệng… không để dịch bùng phát trên địa bàn quản lý.

Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh - đặc biệt là khi dịch SXH Dengue đang có xu hướng gia tăng.

Sử dụng nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân, trong đó tập trung vào các thông tin, hướng dẫn các triệu chứng nhận biết sớm mắc bệnh để người dân chủ động tới khám, điều trị tại các cơ sở y tế, các thông tin, khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh như: vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phòng, chống muỗi đốt...

Thêm vào đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống SXH Dengue trên địa bàn quản lý, không để tình trạng lơ là, chủ quan trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân không tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng, chống SXH Dengue, đặc biệt tại các công trường xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, nhà hàng... thuộc phân cấp quản lý của UBND các quận, huyện, thị xã và xã phường, thị trấn.

UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác như SXH Dengue, tay chân miệng... trên địa bàn thành phố. 

Tăng cường giám sát dịch tễ các bệnh truyền nhiễm; tổ chức tốt việc khám, phân độ, phân tuyến, thu dung, điều trị bệnh nhân; chỉ đạo các phòng khám tư nhân, các tuyến điều trị tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn, hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân nặng, tử vong.

Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Trung ương để lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và kịp thời báo cáo về Bộ Y tế khi phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.