Hà Nội xuất hiện ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi

Trong hai tuần liên tiếp gần đây, Hà Nội ghi nhận 6 ca mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm 2022 và năm 2023 không ghi nhận ca mắc. Điều đáng nói, đa số trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine phòng bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 16/2 đến ngày 1/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 6 ca mắc ho gà,  mỗi tuần ghi nhận 3 ca mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, TP Hà Nội đã có 9 ca mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm 2022 và năm 2023 không ghi nhận ca mắc.

Điều đáng nói, đa số trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine phòng bệnh. Đơn cử, bé gái 5 tuần tuổi, ở huyện Phúc Thọ, khởi phát bệnh với triệu chứng ho từng cơn, khò khè. Sau đó, ho tăng dần, kéo dài 2-3 phút, xuất hiện tím tái, toát mồ hôi. Kết quả xét nghiệm bệnh nhi dương tính ho gà. Một bé trai 5 tuần tuổi, ở quận Ba Đình, cũng khởi phát bệnh với triệu chứng ho rũ rượi, nhiều đờm, sốt nhẹ và kết quả dương tính ho gà. Cả hai trường hợp này chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Với trẻ dưới 1 tuổi, bệnh ho gà thường tiến triển nặng lên rất nhanh. Ảnh minh họa: Getty

Ho gà là bệnh lây truyền cấp tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện chính là cơn ho dữ dội, thở rít vào. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của người bệnh khi ho, hắt hơi. Khả năng lây lan của bệnh cao, nhất là đối với những trẻ̉ sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín như trong nhà, trường học...

Nguyên nhân gây bệnh ho gà là sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên, sau đó khu trú và phát triển ở lông mao của thanh, khí quản. Ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin - loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh. Những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Theo bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biêt, bệnh ho gà có thời gian ủ bệnh dài, khoảng 1-2 tuần, khó nhận biết sớm, trong khi đây lại là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có khả năng lây lan rất cao. Với trẻ dưới 1 tuổi, bệnh ho gà thường tiến triển nặng lên rất nhanh, ở trẻ sơ sinh tỷ lệ tử vong lên đến 90%.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải trong trường hợp trẻ mắc bệnh ho gà gồm:

- Viêm phổi nặng: Đây là biến chứng hô hấp hay gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng.

- Viêm não là một biến chứng nặng của bệnh ho gà, tỷ lệ tử vong cao. Trẻ sốt rất cao, li bì, hôn mê, co giật.

- Biến chứng cơ học như lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng. Trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi.

- Biến chứng khác gồm xuất huyết võng mạc, kết mạc mắt, rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác.

Do vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng.

Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo:

Việc tiêm phòng vaccine có thành phần ho gà là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Trẻ được tiêm mũi 1 khi 2 tháng tuổi (có thể tiêm sớm lúc 6 tuần tuổi); mũi 2 khi 3 tháng tuổi; mũi 3 khi 4 tháng tuổi; mũi 4 lúc 18 tháng tuổi.

Bên cạnh việc tiêm phòng, người dân cần bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng. Gia đình cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi họng cho trẻ hằng ngày.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kỳ nghỉ lễ là dịp để mọi người sum họp, đoàn tụ bên gia đình hoặc du lịch tại những vùng đất mới. Nhưng với các y, bác sĩ thì không có ngày nào ngơi nghỉ. Trong những ngày này, ngành Y tế Hà Nội đã và đang ứng trực cấp cứu nội và ngoại viện 24/24 giờ để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Trước tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ Y tế có Công văn số 2197 yêu cầu chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Một bé trai 3 tuổi nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, co giật, các bác sĩ kết luận trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Hiện tình trạng cháu bé nguy kịch, tiên lượng xấu.

Sáng ngày 25/4, Bệnh viện Bạch Mai chính thức khai trương đơn vị đào tạo giả lập ECMO nhằm hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Đây cũng là bước tiến mới trong đào tạo mô phỏng của Bệnh viện Bạch Mai, xứng đáng là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 2 tháng tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ, bị ho gà với diễn biến nặng.

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi các bệnh viện về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.