Hai bị cáo trong vụ FLC được đề nghị giảm hình phạt

Ngày 29/7, TAND thành phố Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan. Một số luật sư đề nghị Viện Kiểm sát xem xét lại số lượng bị hại và một số trường hợp bị trùng tên.

Trong những ngày xét xử trước đó, sau khi đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa, nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với 50 bị cáo, các bị cáo đã tự bào chữa và luật sư trình bày quan điểm bào chữa cho thân chủ của họ.

Các bị cáo trong vụ án bị đưa ra xét xử tại tòa

Trong bài bào chữa, các luật sư cũng nêu quan điểm giống như các bị cáo khi đề nghị Hội đồng xét xử và đại diện Viện Kiểm sát xem xét, giảm nhẹ hơn nữa mức hình phạt mà đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị đối với các bị cáo.

Đối đáp ý kiến của các bị cáo và luật sư bào chữa, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, hầu hết các bị cáo trong vụ án này đều có trình độ, hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhiều bị cáo còn làm trong cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán.

Đại diện VKSND Hà Nội thực hiện quyền công tố tại tòa.

Trong phần thẩm vấn và tranh luận, các bị cáo đã nhận lỗi, nhận tội, nhiều bị cáo tích cực tìm cách khắc phục hậu quả vụ án. Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát nhận thấy, cần phân tích thêm để các bị cáo hiểu rõ hơn về hành vi phạm tội của mình.

Trong phần tranh luận, nhóm luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết nêu ý kiến, vụ án có 133 người đến trình báo và có đơn yêu cầu bồi thường mới là bị hại; còn nhóm hơn 30.000 người mua cổ phiếu ROS của Công ty Faros chưa thể xác định được.

Đối đáp ý kiến trên, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, bị cáo Trịnh Văn Quyết có vai trò chủ mưu, cầm đầu, tổ chức trong việc lừa đảo bán cổ phiếu ROS của Công ty Faros cho hơn 30.000 nhà đầu tư, qua đó thu lợi bất hợp pháp hơn 3.600 tỷ đồng.

Ngoài ra, bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm thực hiện một chuỗi hành vi vi phạm, kéo dài trong nhiều năm, bắt đầu từ việc mua lại Công ty Faros, nâng vốn điều lệ từ 1,5 tỷ đồng lên hơn 4.800 tỷ đồng, nhưng trong đó chỉ có gần 1.200 tỷ đồng là vốn thật, còn lại là vốn khai khống.

Từ sai phạm trên, các bị cáo đưa cổ phiếu ROS lên sàn chứng khoán để thực hiện hành vi phạm tội. Hơn 30.000 nhà đầu tư lầm tưởng Công ty Faros có vốn thật như đã khai nên họ bỏ tiền ra mua cổ phiếu ROS. Qua đây, bị cáo Trịnh Văn Quyết thu về hơn 4.800 tỷ đồng, trừ vốn đi còn được hưởng lợi bất hợp pháp hơn 3.600 tỷ đồng.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tại phiên tòa xét xử

Về ý kiến của các luật sư đề nghị xác định lại số lượng bị hại và số người trùng tên, đại diện Viện kiểm sát nhận thấy, qua rà soát có trường hợp trùng tên nên xác định lại, bị hại trong vụ án là hơn 25.000 người (trước đó xác định hơn 30.400 bị hại).

Trong phần đối đáp, đại diện Viện kiểm sát nêu quan điểm, bị cáo Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) và bị cáo Nguyễn Thanh Bình (cựu Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC) đều thành khẩn khai báo, có thêm tình tiết giảm nhẹ.

Từ đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử giảm án cho bị cáo Sinh từ 8 đến 9 năm tù xuống còn 7 - 8 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; giảm án cho bị cáo Bình từ 8 đến 9 năm tù xuống còn 7 - 8 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và các nền tảng mạng xã hội đã tạo môi trường thuận lợi cho các hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Tuy nhiên, một số cá nhân, tổ chức kinh doanh trên nền tảng này đã cố tình không kê khai, nộp thuế, che giấu doanh thu, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh, làm thất thoát ngân sách Nhà nước. Đã đến lúc các hành vi trốn thuế này cần bị xử lý nghiêm.

Trong tháng 11 này sẽ có hai trận mưa sao băng phát ra từ phía chòm sao Kim Ngưu (tên Latin là Taurids). Và chúng là đều là "mưa cầu lửa" chứ không phải mưa sao băng bình thường.

Đối tượng Nguyễn Hồng Nhung khai nhận đi lên phố cổ quận Hoàn Kiếm chụp ảnh thì thấy một đoàn xe đi qua liền đuổi theo xem có ai quen không? Thấy cả đám hô chạy thì Nhung cũng chạy theo vì không đội mũ bảo hiểm và đã gây ra tai nạn cho chị N.N.Q.

Tình huống được camera hành trình ghi lại vào tối ngày 2/11 trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Chiếc xe máy đi ngược chiều phóng nhanh ở làn đường cho phép ô tô đi với tốc độ tối đa 120km/h.

Hôm nay (04/11/2024), tại ga Hà Nội và ga Huế, tiếp viên đường sắt đã bàn giao tài sản để trả lại cho 2 khách nước ngoài để quên trên tàu.

Tại phiên phúc thẩm giai đoạn 1, ngoài kháng cáo bản án tử hình về hành vi tham ô gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng của SCB, bà Trương Mỹ Lan xin tòa phúc thẩm miễn 673 tỷ đồng án phí.