Hội họa về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4 tới, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ khai mạc Triển lãm hội họa mang tên “Đường lên Điện Biên”, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).

Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Những ngày tháng giao tranh ác liệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều nghệ sĩ, họa sĩ đã lên đường ra trận, hòa cùng những đoàn quân hướng về Điện Biên. Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, họ khắc hoạ chân thực, sinh động cuộc sống, chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy.

Tại triển lãm, với công nghệ trình chiếu cinemagraph và không gian tương tác trải nghiệm, sẽ đưa người xem sống lại những khoảnh khắc của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa. Đặc biệt, điểm nhấn quý giá của triển lãm này chính là bản gốc chùm ký hoạ chiến trường Điện Biên Phủ của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân trước lúc ông hy sinh ngay tại chiến trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.